Shopee là gì mà nhà nhà đều lướt, người người đều mê?

Một trong những sàn thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay đó chính là Shopee. Vậy Shopee là gì? Bài viết dưới đây của BachkhoaWiki sẽ bật mí cho bạn những thông tin thú vị về ứng dụng mua sắm này!

Shopee là gì?

Shopee là sàn thương mại điện tử được xây dựng nhằm mục đích mang lại cho người dùng những trải nghiệm mua sắm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng nhờ vào hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.

Nói một cách khác, Shopee chính là cầu nối giữa người và người bán, giúp phát triển và vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách đơn giản hơn.

Shopee là gì mà nhà nhà đều lướt, người người đều mê?

Đến với, người bán có thể đăng tải các thông tin về sản phẩm và dịch của mình mà không phải lo lắng về các vấn đề như vận chuyển, tư vấn.

Về phía người mua, họ cũng có thể tiếp cận được những mặt hàng một cách trực quan nhất mà không phải đi đến từng cửa hàng.

Shopee của nước nào?

Shopee là nền tảng thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, được thành lập bởi Tập đoàn SEA của Forrest Li vào năm 2015.

Shopee được sử dụng rộng rãi ở các nước nào?

Shopee được ra mắt lần đầu tại Singapore vào ngày 05/02/2015.

Sau đó, ứng dụng này nhanh chóng phát triển sang nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Mỹ Latinh như: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Brazil.

Cách vận hành của Shopee

Loại hình cung cấp dịch vụ trên Website của Shopee:

  • Đặt hàng trực tuyến và giao tận nơi;
  • Voucher giảm giá

Sàn giao dịch Thương mại điện tử Shopee được hoạt động và vận hành với thành viên trên sàn là các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại hợp pháp, được Shopee chính thức công nhận bằng cách cấp giấy phép sử dụng dịch vụ.

Nguyên tắc này được áp dụng cho các thành viên khi thực hiện việc đăng ký sử dụng, tạo lập gian hàng, mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ hay khuyến mại hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Shopee.

Thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch tại Sàn giao dịch TMĐT Shopee tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ và không trái với quy định của pháp luật.

Sản phẩm, dịch vụ tham gia giao dịch trên nền tảng này phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.

Hoạt động mua bán hàng hóa phải được thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Tại sao Shopee thành công?

Shopee hiện đang là nền tảng thương mại điện tử không chỉ thành công trên thị trường Việt Nam mà còn trên toàn khu vực Đông Nam Á.

Vậy bí quyết thành công của Shopee là gì? Hãy cùng đón xem phần tiếp theo sau đây nhé!

  • Thứ nhất, Shopee xác định ứng dụng di động là “đấu trường” chính.

Theo các thống kê cho thấy thời gian sử dụng Internet trên các thiết bị di động tại Đông Nam Á lên tới 3,6 giờ/ngày/người. Đây là được xem là mức thời gian rất cao trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng.

Do đó, Shopee đã tiến hành thu hút khách hàng bằng cách tập trung phát triển ứng dụng trên nền tảng di động dành riêng cho từng quốc gia với ngôn ngữ tương ứng nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi sử dụng.

  • Thứ hai, Shopee sử dụng mô hình C2C để tạo nền tảng phát triển mô hình B2C

Khi vừa mới gia nhập thị trường, Shopee lựa chọn hướng phát triển mua bán giữa cá nhân với cá nhân.

Thời điểm đó, mô hình C2C đã giúp Shopee tạo nên một mạng lưới kết nối khổng lồ giữa người bán và người mua mà không hề có một mối lo gì về hàng tồn kho.

Từ thành công này, Shopee đã bắt đầu đưa các nhà cung cấp uy tín hàng đầu lên sàn thương mại điện tử bằng cách kết hợp mô hình B2C, cạnh tranh trực tiếp với ông lớn Lazada trong khoảng thời gian ấy.

  • Thứ ba, Shopee sử dụng chiến lược truyền thông thông minh.

3 nền tảng truyền thông được Shopee lựa chọn ở thị trường Việt Nam là Facebook, Google và Youtube.

Đây là 3 mạng xã hội có lượng truy cập khổng lồ và số lượng người dùng lớn nhất trong khu vực.

Cùng với đó, Shopee cũng tiến hành truyền thông trên nhiều phương diện khác như phương tiện công cộng, TV, … với 3 chiến dịch trọng tâm: Chiến lược sử dụng người nổi tiếng, Miễn phí vận chuyển và Slogan “Thích shopping, lướt Shopee”.

Chiến lược truyền thông của Shopee với BLACKPINK

  • Thứ tư, Shopee là nền tảng thương mại điện tử với đa dạng các nguồn hàng về chất lượng và giá cả.

Với sự tham gia của một lượng lớn người bán, Shopee tự tin là một trong những kênh mua sắm giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Đặc biệt, với việc ra đời Shopee Mall, người mua có thể an tâm tuyệt đối về chất lượng khi mua hàng trên những gian hàng này.

Bên cạnh đó, giá cả cũng là một yếu tố cạnh tranh của Shopee đối với các đối thủ khác như Lazada, Tiki, Sendo… khi liên tục đưa ra nhiều chính sách giảm giá cho khách hàng, dẫn đến, thu hút được một lượng lớn người mua đến Shopee.

  • Thứ năm, Shopee đưa ra nhiều giải pháp giúp tăng lượng truy cập hàng ngày.

Bắt đầu từ năm 2020, từ một ứng dụng mua sắm online thuần túy, Shopee đã phát triển thêm tính năng Tương tác qua livestream trên nền tảng thương mại điện này.

Cùng với đó, sức hút của sự kiện flash sale hàng ngày đã giúp Shopee ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong lòng khách hàng. Từ đó, trở thành một nơi mua sắm yêu thích của người dân các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Shopee là gì mà nhà nhà đều lướt, người người đều mê?

Ưu điểm của Shopee

  • Tiện lợi mua sắm, sử dụng đơn giản
  • Hoạt động trên nhiều nền tảng (PC, di động, máy tính bảng, …)
  • Dễ dàng theo dõi, kiểm tra tình trạng đơn hàng
  • Dễ dàng trao đổi với người bán nhờ tính năng Chat với người bán
  • Sản phẩm đa dạng, phong phú
  • Dễ dàng cập nhật xu hướng tìm kiếm, lựa chọn những sản phẩm bán chạy và được đánh giá tích cực
  • Nhiều ưu đãi giá sốc, voucher khuyến mãi
  • Thanh toán linh hoạt với nhiều hình thức
  • Thời gian hoàn tiền đối với các gian hàng ở Shopee Mall lên đến 7 ngày

Nhược điểm của Shopee

  • Hệ thống kiểm duyệt việc đăng bán các sản phẩm còn lỏng lẻo, do đó, khi mua hàng, bạn cần phải cực kỳ cẩn thận và xem kỹ các review để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
  • Khi bán hàng trên Shopee, các chủ cửa hàng phải phụ thuộc hoàn toàn vào Shopee nên họ luôn ở trong thế bị động khi muốn thực hiện một giải pháp kinh doanh nào đó.
  • Thỉnh thoảng vẫn tồn tại các tình trạng như mất đơn hàng, giao nhầm hàng.

Mua hàng tại Shopee có an toàn không?

Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại thời điểm hiện tại.

Do đó, không khó hiểu khi có rất nhiều người bán lẫn người mua đều đăng ký tham gia vào ứng dụng này.

Tuy nhiên, tình trạng quá nhiều gian hàng, tràn lan người bán đã vô hình khiến cho việc mua hàng ở Shopee trở nên kém an toàn hơn.

Bởi lẽ, không phải người bán nào cũng là nhà cung cấp chân chính. Hiện tượng sản phẩm không giống với hình ảnh được đăng bán không còn quá xa lạ với những người sử dụng Shopee nữa.

Do đó, khi mua hàng trên Shopee, người mua cần phải cân nhắc thật kỹ để tránh mua phải hàng hóa kém chất lượng.

Tại sao vẫn dính hàng giả khi mua tại Shopee?

Như đã đề cập ở trên, thật khó để đảm bảo tất cả gian hàng trên Shopee đều là những nơi bán hàng chất lượng.

Do đó, những trường hợp người mua mua phải hàng giả trên Shopee không còn là những câu chuyện xa xỉ nữa.

Một ví dụ rất điển hình là vụ việc mỹ phẩm The Ordinary bản Hàn chữ Việt đã từng làm khuynh đảo mạng xã hội trong đầu năm nay.

Và người giúp chúng ta “thanh trừ” được những shop làm ăn mất uy tín, không ai khác chính là nữ YouTuber rất nổi tiếng ở Hà Nội – chị Võ Hà Linh.

Đây là gian hàng đã bị bốc phốt bán The Ordinary fake trên Shopee

Các sàn thương mại điện tử đối thủ của Shopee hiện nay

Mặc dù không phải là người tiên phong tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử trong khu vực nhưng bằng những chiến lược kinh doanh hiệu quả, Shopee đã nhanh chóng vươn lên trở thành kênh mua sắm online “hot hit” nhất hiện nay.

Tuy nhiên, dù đang ở ngôi vị cao nhất nhưng việc cạnh tranh với các đối thủ trong ngành vẫn là mối quan tâm đáng kể đối với Shopee.

Hai ông lớn được xem là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Shopee, đó là sàn thương mại điện tử Lazada và sàn thương mại điện tử Tiki. Dưới đây là những đánh giá về ưu nhược điểm của 2 sàn thương mại điện tử Lazada và Tiki.

Shopee là gì mà nhà nhà đều lướt, người người đều mê?

Sàn thương mại điện tử Lazada

Với việc cung cấp miễn phí phí đăng ký và duy trì gian hàng, mức hoa hồng ưu đãi cho người bán, Lazada đã từng bước ghi thêm những điểm cộng vào lòng người bán.

Cùng với đó, Lazada cũng thực hiện các chiến dịch marketing mạnh mẽ nhằm thu hút người mua đến với sàn thương mại điện tử của mình.

Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin mua sắm cho khách hàng cũng là một ưu điểm nữa của kênh mua sắm này.

Tuy nhiên, những yếu tố rào cản khiến Lazada phải chùn bước trước Shopee, đó là: giao diện không bắt mắt, khó sử dụng; chi phí vận chuyển cao; thủ tục đăng ký gian hàng phức tạp; thời gian giao hàng dự kiến khá lâu (2-8 ngày đối với giao hàng tiêu chuẩn); có nhiều quy định khắt khe với người bán hàng.

Sàn thương mại điện tử Tiki

Bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn bán hàng khắt khe, chất lượng sản phẩm trên các gian hàng ở sàn thương mại điện tử Tiki luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất, dẫn đến tỉ lệ đổi trả, hoàn hàng thấp dưới 1%. Đây quả thực là một con số vô cùng ấn tượng.

Đối với mặt hàng sách, Tiki luôn có chiết khấu rất cao, có thể lên tới 30-35%,từ đó, thu hút một lượng lớn khách hàng trong phân khúc này.

Ngoài ra, các chính sách đổi trả hàng, giao hàng ưu đãi, bảo mật thông tin cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp đã tạo điều kiện và động lực tích cực cho phía người mua.

Thời gian giao hàng nhanh vì hàng được lưu tại kho của Tiki, dù đặt nhiều shop khác nhau nhưng vẫn được gói hàng và giao chung, do đó, tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên, chính những quy định khắt khe đối với người bán mà việc mở gian hàng trên Tiki thật sự không hề dễ dàng, dẫn đến, nhiều người bán e ngại và không tham gia vào nền tảng TMĐT này nữa.

Số lượng sản phẩm chưa được đa dạng cũng một điểm trừ của Tiki. Chính sách lưu hàng trong kho Tiki đã khiến nhiều người bán không lựa chọn mở gian hàng trên kênh mua sắm này.

Cách cài đặt Shopee đơn giản và nhanh chóng

Để cài đặt và sử dụng Shopee, có hai cách sau đây:

  • Cách 1: Nếu đang sử dụng máy tính, bạn chỉ cần truy cập vào website của Shopee và thực hiện đăng ký hoặc đăng nhập (số điện thoại, quét mã QR hoặc liên kết qua Facebook, Gmail, Apple ID) là có thể thực hiện việc mua sắm/bán hàng trên sàn thương mại điện tử này rồi đấy.

Shopee là gì mà nhà nhà đều lướt, người người đều mê?

  • Cách 2: Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ cần thực hiện thao tác tải ứng dụng Shopee bằng cách truy cập vào App Store/Google Play, sau đó, tiến hành việc đăng ký và đăng nhập như trên máy tính.

Shopee là gì mà nhà nhà đều lướt, người người đều mê? Shopee là gì mà nhà nhà đều lướt, người người đều mê?

Xem thêm:

Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn các bạn đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi Shopee là gì? rồi đúng không? Hãy tiếp tục theo dõi BachkhoaWiki để tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!