Seller là gì? 4 kỹ năng cần thiết để trở thành một seller chuyên nghiệp

Seller đang được xem là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ năng động, nhanh nhẹn. Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn theo đuổi nghề này thì hãy để BachkhoaWiki bật mí cho bạn seller là gì và những điều thú vị cần biết về seller nhé.

Seller là gì?

Định nghĩa seller là gì?

Đầu tiên hãy cùng nhau tìm hiểu xem seller là gì nhé. Seller có thể hiểu đơn giản là người bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Họ chịu trách nhiệm giới thiệu, cung cấp các thông tin về số lượng, đặc tính của sản phẩm, giá cả cho khách hàng.

Bên cạnh đó, seller là những người có khả năng chốt đơn để mang về doanh số cho công ty. Họ biết cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ với mức giá phù hợp nhằm mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan, vấn đề phát sinh đến sản phẩm.

Seller là gì?

Một số thuật ngữ liên quan đến seller

Sau khi đã nắm được sơ lược khái niệm seller là gì thì sau đây sẽ là một số thuật ngữ liên quan đến seller mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn trở thành một seller chuyên nghiệp.

Seller relation là gì?

Đầu tiên sẽ là thuật ngữ seller relation, đây cũng là một thuật ngữ khá phổ biến hiện nay. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy thuật ngữ này ở các trang mạng xã hội hoặc các trang mua bán hàng trực tuyến.

Vậy seller relation là gì? Nôm na có thể hiểu seller relation là người làm những công việc như chăm sóc và phát triển quan hệ với một nhóm người bán (seller) tiềm năng. Đưa ra ý tưởng sáng tạo nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động trên những kênh mạng xã hội. Bên cạnh đó họ còn là người thương lượng cũng như đẩy mạnh hợp tác với người bán (seller). Theo dõi, giám sát và phân tích hoạt động của người bán (seller) trên các nền tảng mạng xã hội.

Reseller là gì?

Thuật ngữ tiếp theo mà bạn nên quan tâm đó là reseller. Việc resell đã khá thịnh hành trong những năm trở lại đây vì thế reseller được ra đời. Vậy reseller là gì? Có thể hiểu đây đơn giản là hình thức con buôn những sản phẩm có giới hạn và kiếm lời thông qua việc resell những sản phẩm đó.

Best seller là gì?

Best seller là một trong những thuật ngữ được xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy bạn đã biết best seller là gì chưa?

Best seller thường là tên gọi để chỉ những người bán hàng giỏi nhất của một công ty, doanh nghiệp nào đó. Những sản phẩm họ bán đều có doanh số nổi trội và kỹ năng vượt bậc. Họ là những người thường xuyên đạt được những thành tích ấn tượng trong bán hàng và trở thành tấm gương để các nhân viên sales học hỏi.

Seller là gì?

Một số thuật ngữ mà các Seller cũng nên biết như:

  • best sale: hay còn gọi là best selling. Đây là từ dùng để chỉ những sản phẩm bán chạy nhất. Nó được xem như một chỉ số lượng tiêu thụ được đo lường bởi một hệ thống tổ chức, đánh giá và kết nối chặt chẽ trực thuộc một cơ quan uy tín.
  • Sản phẩm best seller: Sản phẩm best seller là những sản phẩm mũi nhọn của công ty, doanh nghiệp. Đó là những sản phẩm dễ bán và mang lại doanh số cao cho công ty.

Buyer là gì?

Một thuật ngữ nữa cũng liên quan đến seller đó là buyer. Vậy buyer là gì? Có thể hiểu nôm na thì buyer là những người sẽ tham gia các phi vụ tìm kiếm, đàm phán với nhà cung cấp để đưa những sản phẩm có margin tốt nhất về cho công ty. Họ là những người hiểu biết về thị trường, hiểu về sản phẩm, về đối thủ và có chiến lược để quay vòng sản phẩm một cách tốt nhất.

Buyer có rất nhiều kiểu, nhưng thường chia làm 3 loại: Buyer trong lĩnh vực E-commerce, buyer lĩnh vực retail, buyer cho product/ công ty).

  • Buyer E-commerce thì đem hàng về bán trên website ( có thể là B2B, B2C, C2C…)
  • Buyer retail thì đem hàng về bán cho siêu thị, chuỗi cửa hàng…( B2B, B2C, C2C..)
  • Buyer cho product/công ty: Mua những gì công ty yêu cầu để sử dụng, hoặc sản xuất.

Vai trò của seller trong doanh nghiệp

Khác với những người bán hàng theo cách thức truyền thống thì ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các phương thức kinh doanh mới cũng được ra đời, các doanh nghiệp đang dần chuyển hướng, lựa chọn thay đổi các kênh bán hàng và chú trọng hơn đến việc chăm sóc khách hàng. Và seller đóng vai trò là một phần rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Seller là gì?

Vai trò đầu tiên phải kể đến của sellers là tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, công ty. Như bạn đã biết, các doanh nghiệp, công ty họ chỉ đóng vai trò là đơn vị sản xuất ra các sản phẩm, còn việc giới thiệu, phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng thì cần có sự hỗ trợ của seller. Seller được coi là người gây dựng bộ mặt của công ty, giúp tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng.

Vai trò thứ hai cũng không kém phần quan trọng đó là seller mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Từ việc tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, tiếp cận được với nhiều khách hàng đó đã giúp đẩy nhanh số lượng bán được các sản phẩm, hàng hóa hoặc giúp khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn, mang lại nguồn doanh thu bán hàng lớn cho đơn vị sản xuất.

Ngoài ra, seller còn giúp các đơn vị sản xuất quan sát, phân tích xu hướng mua hàng và cả những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp đơn vị chủ động điều chỉnh kế hoạch bán hàng hiệu quả.

Bên cạnh đó, seller là những người có khả năng xây dựng mạng lưới bán hàng, hình thức marketing, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng hay giải quyết các vấn đề khiếu nại của khách hàng để bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Kỹ năng cần có của một best seller là gì?

Vậy nếu muốn trở thành một seller chuyên nghiệp, một best seller thì bạn cần có những kỹ năng gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Kỹ năng bán hàng

Kỹ năng đầu tiên và là kỹ năng không thể thiếu của best seller chính là kỹ năng bán hàng. Một best seller se phải là người tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng từ đó gây tò mò và dần dần gợi mở để khách hàng muốn tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm của bạn.

Người có kỹ năng bán hàng tốt cũng đồng nghĩa với việc họ có thể có thể đáp ứng nhanh, thích nghi nhanh, tư vấn nhanh với tất cả kiểu khách hàng khác nhau.

Một lời khuyên cho bạn là hãy có cách cư xử lịch thiệp, khéo léo, tinh tế và đặt ra các câu hỏi thông minh để tìm hiểu về nhu cầu mà khách hàng thực sự cần.

Seller là gì?

Khả năng chốt sale

Kỹ năng thứ hai là khả năng chốt sale. Có thể nhiều người chưa biết, chốt sale là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình bán hàng. Khi nhận thấy khách hàng đã hài lòng với sản phẩm, dịch vụ thì bạn hãy cho họ một gợi ý để họ mua ngay thời điểm đó mà không phải ngày mai hoặc một thời gian khác. Đây mới chính là kỹ năng mà không phải ai cũng có thể làm được khi là seller.

Kỹ năng đàm phán

Một trong những kỹ năng quan trọng của một seller là khả năng đàm phán. Khi bạn cần làm việc với các khách hàng là doanh nghiệp hoặc tổ chức thì kỹ năng đàm phán là vô cùng quan trọng. Với khả năng thỏa thuận, thuyết phục sẽ giúp bạn mang về những hợp đồng giá trị. Vậy nên ngay từ hôm nay hãy tích cực học hỏi để cải thiện kỹ năng đàm phán của mình nhé.

Kỹ năng thuyết trình

Một kỹ năng nữa mà sẽ đưa bạn đến danh hiệu best seller đó là kỹ năng thuyết trình. Hãy rèn luyện cho mình một kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt nhất trước khi bắt đầu công việc này. Trong quá trình làm việc hãy trau dồi thêm mọi lúc mọi nơi bởi kỹ năng này sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng đặt niềm tin vào các sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Seller là gì?

Học ngành gì để trở thành seller

Điều cuối cùng mà chắc hẳn nhiều người quan tâm đó là học ngành gì để trở thành seller nhỉ? Sau đây sẽ là một số gợi ý để bạn có định hướng cho bản thân trước khi dấn thân vào nghề nha.

  • Quản trị kinh doanh
  • Học Marketing
  • Học ngành quản trị bán hàng
  • Quản trị kinh doanh tổng hợp
  • Các ngành truyền thông báo chí và khoa học xã hội
  • Tâm lý học

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki để trả lời câu hỏi seller là gì. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ toàn diện về nghề seller và áp dụng những lời khuyên trên để cải thiện kỹ năng của bản thân. Đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.