RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong cuộc cách mạng 4.0

Hiện nay, hầu hết các công ty đều đang tích hợp RPA trong quá trình sản xuất. Vậy RPA là gì? Theo chân BachkhoaWiki để được giải đáp nhé.

RPA là gì?

RPA là viết tắt của từ gì?

RPA là viết tắt của từ Robotic Process Automation.

Định nghĩa RPA là gì?

RPA (Robotic Process Automation) tạm dịch là tự động hóa quy trình bằng robot, chỉ một phần mềm được tích hợp vào máy tính, robot, có khả năng bắt chước thực hiện các hoạt động của con người.

Thông qua việc thu thập các dữ liệu, RPA sẽ mô phỏng thao tác lặp đi lặp lại thường xuyên và thay thế con người xử lý các tác vụ kỹ thuật số như diễn giải, kích hoạt hay giao tiếp với ứng dụng và hệ thống.

Việc dùng RPA trong một số công đoạn giúp giảm chi phí cho nguồn nhân lực, cũng như hạn chế những rủi ro về sai sót trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong cuộc cách mạng 4.0

Một số thuật ngữ liên quan

RPA UiPath là gì?

UiPath là một công cụ tự động hóa quy trình robot được sử dụng cho tự động hóa máy tính để bàn Windows.

Nó được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ dư thừa và loại bỏ sự can thiệp của con người.

Công cụ này đơn giản để sử dụng và có chức năng kéo và thả các hoạt động nhằm chỉ đường cho thuật toán hoạt động theo đúng yêu cầu của người dùng.

RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong cuộc cách mạng 4.0

RPA Pod là gì?

Hiện tại thuật ngữ RPA Pod vẫn được diễn giải, BachkhoaWiki sẽ liên tục cập nhật và gửi đến bạn đọc ngay khi có thông tin

RPA gồm những loại nào?

Có 3 loại RPA bao gồm:

  • Tự động hóa có giám sát: Những công cụ này sẽ cần sự can thiệp của con người trong quá trình vận hành
  • Tự động hóa không giám sát: Những công cụ này thông minh và tự có khả năng ra quyết định
  • Hybrid RPA: Những công cụ này có khả năng kết hợp của cả công cụ tự động giám sát và không giám sát.

Một số ứng dụng của RPA

Đơn giản hóa xử lý yêu cầu: 

Thông thường, xử lý yêu cầu là bước dễ sai sót và tốn nhiều thời gian, đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều nhân lực.

Thay thế việc xử lý các yêu cầu theo cách thủ công, RPA có thể giảm thiểu thời gian dành cho các quy trình lặp đi lặp và giảm bớt các lỗi do con người hoặc loại trừ.

Điều này có nghĩa yêu cầu có thể được xử lý theo cách hiệu quả hơn, chính xác hơn.

RPA là gì

Khả năng mở rộng dễ dàng:

Bởi số lượng các robot phần mềm RPA đang hoạt động có thể tăng hoặc giảm chỉ trong vài giây, khả năng mở rộng rất dễ đạt được với RPA.

Các robot phần mềm có thể được tăng hoặc giảm trong những khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc trong năm, khi có một số lượng lớn yêu cầu cần được xử lý.

Ngoài việc gia hạn tạm thời các robot phần mềm RPA trong thời gian ngắn khi cần, doanh nghiệp có thể tăng số robot hoạt động thường xuyên trong dài hạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Khả năng tương thích không gây ảnh hưởng: 

RPA có thể được thực hiện bổ sung cho các chương trình hiện có, mà không cần các nhà cung cấp dịch vụ thay thế thiết lập CNTT hiện tại của họ.

RPA cũng có thể được thực hiện với sự hỗ trợ ít nhất từ đội ngũ nhân viên CNTT của doanh nghiệp bởi vì không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức lập trình.

Cải thiện việc tuân thủ quy định: 

Tuân thủ quy định là một yếu tố quan trọng của thành công của các doanh nghiệp. RPA đảm bảo tính chính xác của dữ liệu và các robot phần mềm duy trì việc ghi log các thao tác.

Do đó, việc tuân thủ các quy định có thể được theo dõi liên tục thông qua các kịch bản đánh giá nội bộ.

Điều này cho phép doanh nghiệp luôn giám sát được sự tuân thủ các quy định đồng thời chuẩn bị tốt cho việc kiểm toán độc lập.

RPA là gì

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng RPA

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm thời gian và cải thiện thông lượng tốt hơn.
  • Linh hoạt và có khả năng mở rộng dữ liệu cần thiết.
  • Độ chính xác rất cao.
  • Nhân viên của bạn sẽ không phải tập trung vào nhiều quá trình dư thừa, chỉ cần lo những công việc có khả năng phát triển công việc cao hơn.
  • Phần mềm tự động hóa có thể kiểm soát được cả quả trình thực hiện.
  • Bạn có nhiều thời gian hơn, có thể tập trung đem đến sự đổi mới và làm hài lòng khách hàng của mình.
  • Thu thập dữ liệu và phân tích chuẩn xác.
  • Dễ sử dụng và có khả năng phủ sóng rộng trong nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu nhân viên có tay nghề cao
  • Nhân viên có thể mất việc làm
  • Gặp nhiều sự phản đối từ nhân viên

RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong cuộc cách mạng 4.0

Sự khác biệt giữa BPM là RPA là gì?

RPA và BPM đều tập trung vào tối ưu hóa quy trình, tuy nhiên hai công nghệ này có những điểm khác biệt cơ bản như:

  • RPA tập trung vào triển khai các robot được lập trình sẵn để xử lý các quy trình/tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn. Trong khi đó, BPM là một phương pháp kết hợp nhiều công nghệ khác nhau để cải thiện quy trình.
  • Do vậy, RPA mang hướng tác vụ hơn (tập trung vào xử lý các hành động được lập trình sẵn), trong khi BPM mang tính chiến lược hơn (xây dựng giải pháp cải thiện các vấn đề khác nhau trong một luồng quy trình).
  • RPA có thể được triển khai trên hệ thống IT sẵn có của tổ chức mà không thay đổi quá nhiều, trong khi BPM có thể cần thay thế toàn bộ hệ thống đã lỗi thời bằng công nghệ mới.
  • Hiệu quả của RPA sẽ được thể hiện trong thời gian ngắn, trên dưới vài tuần. BPM sẽ cần nhiều thời gian hơn để thấy được hiệu quả rõ rệt.

RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong cuộc cách mạng 4.0

Sự khác biệt giữa AI và RPA là gì?

Nói về những công nghệ tiên tiến, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến trí thông minh nhân tạo (AI). Đôi khi AI và RPA bị nhầm lẫn và đánh tráo khái niệm với nhau, nhưng thực chất chúng là 2 phạm trù rất khác biệt.

AI là công nghệ mô phỏng lại bộ não của con người, thông qua Machine Learning, AI cho phép hệ thống máy tính có thể học hỏi, tiếp thu để xử lý dữ liệu nhanh chóng, cũng như đưa ra các dự đoán và phản ứng nhanh nhạy.

Nói một cách đơn giản, khi sử dụng RPA, bạn sẽ “dạy” cho máy làm theo mình, còn với AI, bạn sẽ phải nạp một khối lượng dữ liệu nền tảng “khủng” để chúng tự học.

RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong cuộc cách mạng 4.0

Một số lưu ý khi áp dụng RPA

Lựa chọn RPA phù hợp với doanh nghiệp

Không phải sản phẩm RPA nào trên thị trường cũng phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Trước khi muốn đầu tư công nghệ RPA, bạn nên tìm hiểu về các tính năng và giá cả để tìm ra loại RPA phù hợp nhất.

Sử dụng RPA đúng cách

Như đã đề cập ở trên, RPA chỉ có khả năng thực hiện những thao tác đơn giản và thường xuyên lặp lại.

Vậy nên, bạn hãy cân nhắc đưa RPA vào công đoạn nào cho đúng, tránh trường hợp lạm dụng công nghệ quá nhiều dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh.

RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong cuộc cách mạng 4.0

Xem thêm:

Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã biết RPA là gì rồi phải không nào? Thường xuyên theo dõi BachkhoaWiki để cập nhật nhiều thông tin mới nhất nhé.