Phúc khảo là gì? Có nên phúc khảo bài thi THPT hay không?

Mỗi khi có điểm sau các kì thi thì cụm từ phúc khảo luôn được nhắc đến rất nhiều. Vậy phúc khảo là gì? Đây chính là những câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc. Thực chất phúc khảo chính là quá trình kiểm tra, chấm lại bài thi để có kết quả chính xác nhất. Hôm nay BachkhoaWiki sẽ giúp bạn giải đáp sẽ cùng bạn giải đáp tất tần tật các thắc mắc liên quan đến phúc khảo là gì nhé!

Phúc khảo là gì?

Phúc khảo là gì?

Phúc khảo là một từ mượn Hán Việt. “Phúc” mang ý nghĩa là lặp lại hoạt động một lần nữa. “Khảo” là khảo sát, đánh giá. Phúc khảo là cụm từ nhằm chỉ hoạt động kiểm tra, đánh giá lại một đối tượng nào đó.

Khi phúc khảo, điểm thi của bạn có thể được thay đổi theo 3 diễn biến: Điểm tăng, điểm giảm, điểm được giữ nguyên. Trước khi quyết định có nên phúc khảo hay không, bạn cần đánh giá lại bài làm của mình một cách chắc chắn. Hiện nay hầu hết các trường hợp phúc khảo đều yêu cầu một khoản phí nhất định.

Phúc khảo là gì

Phúc khảo là gì trong tiếng Anh?

Phúc khảo được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là “Check examination papers”. Cụm từ “Check examination paper” được hiểu là chấm lại những bài thi đã được qua sơ khảo rồi.

Nếu bạn có thắc mắc và không hài lòng điểm thi, cần phúc khảo thì cần tìm hiểu rõ phúc khảo là gì. Bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến của nhiều người để chắc chắn mình nên phúc khảo thì bạn hẳn làm đơn phúc khảo nhé. Trường hợp chưa biết đơn phúc khảo là gì và viết như thế nào thì BachkhoaWiki sẽ hỗ trợ bạn.

Đơn phúc khảo là gì?

Đơn phúc khảo có thể hiểu là đơn yêu cầu của thí sinh nộp đến hội đồng chấm thi yêu cầu kiểm tra. Thí sinh yêu cầu chấm lại bài thi của mình khi cảm thấy kết quả được nhận không đúng với khả năng làm bài của mình trước đó. Đơn phúc khảo sau khi gửi đi sẽ không được hoàn trả lại.

Phúc khảo bài thi THPT là gì?

Phúc khảo bài thi THPT quốc gia là việc chủ thể có thẩm quyền (ban phúc khảo) tiến hành kiểm tra, đánh giá lại điểm thi của thí sinh có đơn phúc khảo bài thi. Bài thi ở đây chính là bài thi THPT.

Phúc khảo là gì

Điều kiện để phúc khảo là gì?

Khi nào cần phúc khảo?

Khi đã công bố điểm số và thi sinh thấy điểm thi của mình không chính xác so với kết quả mà mình đã làm trong bài thi. Khi đó thí sinh sẽ nộp đơn phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia theo quy định.

Việc này sẽ cần phải thực hiện theo một quy trình bài bản. Bao gồm việc làm đơn rõ ràng, cụ thể. Đơn phúc khảo cần trình bày vấn đề và đề đạt nguyện vọng của mình đối với việc phúc khảo bài thi.

Điều kiện để phúc khảo là gì?

Mọi người tham gia thi đều có quyền xin phúc khảo bài thi. Thí sinh cần phúc khảo nếu nhận thấy kết quả bài thi không đúng với khả năng làm bài trước đó. Thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.

Điểm phúc khảo chỉ được công nhận khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1,0 điểm trở lên. Khi đó Hội đồng phúc khảo sẽ kết luận điểm mới của bài thi.

Hội đồng phúc khảo bắt đầu làm việc chậm nhất 15 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi. Thời gian làm việc của Hội đồng phúc khảo không kéo dài quá 10 ngày.

Kết quả phúc khảo được niêm yết công khai ngay sau khi Hội đồng phúc khảo hoàn tất công việc.

Phúc khảo là gì

Cách viết phúc khảo bài thi đại học chuẩn nhất

Một mẫu đơn hợp lệ và được chấp thuận cần có những tin cần thiết và được trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng. Một đơn phúc khảo bài thi THPT quốc gia cần có những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Quốc hiệu và tiêu ngữ được in đậm và nằm giữa khổ giấy.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Thứ hai: Địa điểm, thời gian viết đơn.

Thứ ba: Tên đơn.

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÚC KHẢO ĐIỂM BÀI THI

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2021

Thứ tư: Kính gửi:

  • Đơn vị (nơi) đăng ký dự thi…
  • Hội đồng thi…

Thứ năm: Các thông tin liên quan đến thí sinh phúc khảo gồm: Họ và Tên; Giới tính; Năm sinh; Dân tộc; Nơi sinh; Số chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân; Số điện thoại.

Thứ sáu: Thông tin dự thi kì thi THPT Quốc gia năm 2021:

  • Đã dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 tại Hội đồng thi số… Sở GD&ĐT Tỉnh/Thành phố…
  • Môn thi, Điểm thi, Số báo danh.

Thứ sáu: Mục đích viết đơn.

Nay tôi làm đơn này đề nghị phúc khảo điểm bài thi các môn sau đây:

  • Môn phúc khảo.
  • Điểm thi.
  • Phòng thi.

Thứ bảy: Ký và ghi rõ Họ & Tên của người làm đơn.

Trên đây là nội dung bài viết về cách viết đơn phúc khảo bài thi THPT quốc gia 2021.

Mẫu đơn phúc khảo thi THPTQG mới nhất

Dưới đây là mẫu đơn phúc khảo để có thể giúp bạn tham khảo:

Phúc khảo là gì

Câu hỏi thường gặp về phúc khảo là gì?

Nộp phúc khảo như thế nào?

Theo quy chế từng cuộc thi thì thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì sẽ nộp đơn phúc khảo ở nơi đó.

Thời gian công bố và gửi kết quả bài thi phúc khảo cho thí sinh đó 15 ngày kể từ thời điểm hết hạn nhận đơn phúc khảo.

Có nên phúc khảo điểm thi không?

Phúc khảo bài thi là vấn đề được nhiều sĩ tử quan tâm sau khi biết điểm thi của mình. Có nhiều bạn thí sinh sau khi phúc khảo đã nhận được điểm số cao hơn, điều đó như là “động lực” để những người khác quyết định phúc khảo. Tuy nhiên không phải ai phúc khảo cũng nhận được điểm số cao hơn.

Khi các bạn phúc khảo bài thi, sẽ xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau: Tăng điểm, giữ nguyên điểm số hoặc giảm điểm.

Việc có sự thay đổi điểm số khi phúc khảo bài thi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn không biết nguyên nhân thay đổi điểm sau khi phúc khảo là gì thì xem tiếp nội dung của BachkhoaWiki nhé!

Một vài ví dụ chỉ rõ nguyên nhân thay đổi điểm khi phúc khảo bài thi:

  • Khi phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh bị lỗi in ấn, bị lệch khung định vị nên phần mềm chấm điểm của máy tính hình thành lưới chấm bị sai.
  • Thư ký chấm thi đã vào nhầm điểm.
  • Người chấm thi chấm sót ý hoặc cộng điểm bị sót.
  • Sĩ tử tô sai mã đề, tô quá mờ khiến máy chấm thi không nhận diện được.

Một số lưu ý khi phúc khảo là gì?

  • Khi quyết định phúc khảo, các bạn nên đối chiếu bài thi của mình với đáp án để có thể áng chừng điểm thực tế của mình.
  • Nếu điểm của mình cao hơn kết quả nhận được thì các bạn nên phúc khảo.
  • Nếu điểm số không có nhiều sự thay đổi thì các bạn không nên phúc khảo tránh trường hợp phúc khảo xong điểm bài thi bị tụt điểm.

Phúc khảo là gì

Phúc khảo có bị hạ/tụt điểm không?

Khi tiến hành phúc khảo, điểm thi của thí sinh có thể thay đổi. Tuy nhiên, sau phúc khảo điểm thi có bị giảm đi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì thế mà thí sinh cần tìm hiểu kỹ phúc khảo là gì và cách thức phúc khảo như thế nào để tránh bị tụt hạng điểm thi của mình.

Đối với việc chấm phúc khảo điểm bài thi tự luận thì điểm phúc khảo sẽ phụ thuộc vào cán bộ chấm thi phúc khảo. Cụ thể:

  • Nếu kết quả chấm thi của cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo.
  • Nếu kết quả chấm có sự chênh lệch thì rút bài tiếp tục cho cán bộ chấm thi chấm phúc khảo thứ ba chấm trực tiếp trên bài làm.
  • Nếu kết quả chấm của hai trong ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo.
  • Nếu kết quả chấm của cả ba cán bộ chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân.
  • Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm.
  • Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm thi chấm phúc khảo (có ghi biên bản).

Phúc khảo là gì

Từ nhiều năm nay hầu hết các bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia đều được tổ chức thi theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan, trừ môn Ngữ văn là thi theo hình thức tự luận. Điều này cũng có nghĩa là việc chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm sẽ phụ thuộc vào số lượng câu trả lời đúng của thí sinh tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

Xem thêm:

Trên đây BachkhoaWiki đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về câu hỏi phúc khảo là gì. Giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về những khía cạnh của phúc khảo. Đặc biệt, nếu thấy bài viết hay đừng quên ủng hộ các bài viết tiếp theo của BachkhoaWiki nhé!