Phồn thực là gì? Một số đặc trưng của biểu hiện phồn thực

Phồn thực là một trong những loại hình tín ngưỡng lâu đời ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong bài viết sau, hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về loại hình tín ngưỡng độc đáo và nhiều ý nghĩa sâu sắc này né.

Phồn thực là gì?

Trong kho tàng Văn hóa dân gian, tín ngưỡng phồn thực mang giá trị tôn giáo cao. Khái niệm phồn thực mang ý nghĩa rộng lớn, thể hiện sự sống động, phát triển của vạn vật.

Quan niệm tín ngưỡng phồn thực luôn liên kết chặt chẽ với nông nghiệp thể hiện mong muốn mưa thuận gió hòa, đồng thời đảm bảo đủ cơm ăn áo mặc cho con người.

vẻ đẹp phồn thực là gì

Một số cách dùng khác của phồn thực

Tuy là một khái niệm mang tính tôn giáo, nhưng hiện nay đại đa số người đọc điều biết đến phồn thực qua những cụm từ như: vẻ đẹp phồn thực, trường phái phồn thực hoặc thân hình phồn thực. Đây là những cách nói ví von mang ý nghĩa đầy đặn, nhiều, tràn đầy sức sống…

Vẻ đẹp phồn thực là lời khen dành cho những người phụ nữ có thân hình quyến rũ. Ở họ toát lên vẻ đẹp mặn mà với những đường cong gợi cảm. Những người này thường chọn cách ăn mặc tôn dáng, thu hút sự chú ý từ những người xung quanh.

Hoặc trong ăn uống, có thể hiểu phồn thực là nhiều, dư đầy… Nhiều người thường dùng từ này để miêu tả việc ăn uống nhiều quá nhiều hoặc quá dư thừa thức ăn.

trường phái ăn uống phồn thực

Tín ngưỡng phồn thực là gì?

Vậy tín ngưỡng phồn thực thờ gì? Trong mỗi nền văn hóa, phồn thực lại có đối tượng thờ phượng khác nhau.

Cụ thể, tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện qua hai hình thức: thờ cúng cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ (như linga, yoni) và tôn thờ ý nghĩa của hoạt động giao phối. Điều này khác biệt với một số nền văn hóa khác, ví dụ như Ấn Độ, chỉ tôn thờ sinh thực khí của nam giới mà thôi.

Tín ngưỡng phồn thực được khắc họa khá rõ ở Thánh địa Mỹ Sơn tại thung lung ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Đây là khu di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với hơn 70 công trình kiến trúc được người Chămpa xây dựng từ thế kỷ VII.

Tín ngưỡng phồn thực là gì

Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa cầu mong điều gì? Trong văn hóa Chămpa cổ xưa, linga – yoni được xem là cội nguồn của sự sáng tạo và là hình tượng không thể thiếu trong mỗi khu đền tháp. Đây được xem là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm với ý nghĩa cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở, sung túc bốn mùa.

Nguồn gốc của tín ngưỡng phồn thực

Suốt từ xưa đến nay, nền văn hóa lúa nước đã luôn đi đôi với sự phát triển của Việt Nam. Các khái niệm âm – dương, non – nước, đất – trời luôn kết hợp và tương tác với nhau, tạo nên một hệ thống tín ngưỡng phong phú ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Trong đó, tín ngưỡng phồn thực đóng vai trò quan trọng trong niềm tin của con người vào sự sinh sôi, nảy nở của mọi vật thể.

Dân tộc Chăm cũng có tín ngưỡng phồn thực giống như người Việt, nhưng khác biệt ở chỗ tín ngưỡng này có mối liên hệ mật thiết với văn hóa Ấn Độ, trong khi ở người Việt, tín ngưỡng phồn thực liên quan chặt chẽ với nghề nông trồng lúa nước từ thời kỳ sơ khai.

nguồn gốc của chủ nghĩa phồn thực

Các biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực

Đối tượng thờ phụng của tín ngưỡng phồn thực là hành vi giao phối hoặc yoni/linga. Khi nói đến tín ngưỡng phồn thực, đừng suy diễn theo lối suy nghĩ đây là những hình ảnh không văn mình. Thực chất các cơ quan sinh sản được tôn thờ nhằm diễn tả mong muốn phồn sinh và cuộc sống trù phú cho mai sau.

Nếu bạn bắt gặp những hình ảnh này ở bất cứ đâu thì ở đó đang tôn thờ phồn thực. Dưới đây là một minh họa điển hình về tín ngưỡng phồn thực ở Bhutan.

Các biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực

Đặc trưng của tín ngưỡng phồn thực

Bạn có thể bắt gặp phồn thực ở khắp mọi nơi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Dưới đây là một số đặc trưng tín ngưỡng phồn thực phổ biến nhất.

Vật dụng hằng ngày

Từ những đồ vật thông thường trong cuộc sống, ta có thể thấy được những dấu vết và hình ảnh biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực. Trong số đó, bộ chày cối là một trong những công cụ quen thuộc trong lĩnh vực nông nghiệp của người Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.

Nếu nhìn từ góc độ phồn thực, bộ chày cối là biểu tượng của nam và nữ, thể hiện cho sự kết hợp giữa hai thực thể này. Hành động giã chày trở thành biểu tượng cho hành động giao phối.

biểu hiện của chủ nghĩa phồn thực

Các trò chơi dân gian

Không chỉ trong các vật dụng hàng ngày, mà cả trong các trò chơi dân gian cũng phản ánh rõ nét tín ngưỡng phồn thực. Tại Vĩnh Phú, có một trò chơi dân gian được gọi là “cướp quả cầu màu đỏ và thả vào hố của đội mình”. Trò chơi này có sự tham gia của hai đội cạnh tranh với nhau để giành quả cầu. Quả cầu trong trò chơi này thể hiện cho dương, còn hố là biểu tượng cho âm.

Các đền thờ, chùa

Tại các khu di tích như chùa, nhà mồ hay thung lũng ở Sa Pa, ta có thể thấy nhiều bức tượng phóng đại hình bộ phận sinh dục nam và nữ. Một số nơi thậm chí còn thờ cúng những bức tượng này để mong muốn những điều tốt đẹp đến với gia đình và duy trì nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

ngồi đền phồn thực ở bắc bộ

Vấn đề về phồn thực có rất nhiều quan điểm và suy nghĩ khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn chính xác và toàn diện về vấn đề này.

Vì vậy, thông qua kiến thức tổng hợp ở trên, BachkhoaWiki hy vọng bạn có thể tìm được lời giải cho mình và hiểu thêm về những nét đặc trưng của tín ngưỡng phồn thực. Đừng quên đánh giá bài viết và Like, Share để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.