Những thành tựu văn hóa thời cận đại là gì? Những dấu ấn nổi bật của nền văn minh toàn nhân loại

Những biến động lịch sử thời cận đại đã tác động rất lớn đến những tình hình văn hóa thời bấy giờ. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ đó đã thể hiện qua những thành tựu văn hóa thời cận đại còn tồn tại đến nay như thế nào? Hãy cùng Bachkhoawiki tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Thời cận đại là gì và được tính trong khoảng thời gian nào?

Thời kỳ cận đại được biết tới là thời đại tiếp nối thời kỳ Trung Cổ, bao gồm hai giai đoạn chính: Sơ kỳ cận đại (thế kỉ XIV – thế kỉ XVII), Hậu kỳ cận đại ( thế kỉ XVII – đầu thế kỷ XX).

  • Sơ kỳ cận đại

Cho đến bây giờ, vẫn còn xuất hiện nhiều tranh cãi về thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời kỳ này, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử và khoa học đều cho rằng nó bắt đầu từ sự sụp đổ của thành Constantinopolis (1453) – đánh dấu sự kết thúc của đế chế La Mã và kết thúc vào khoảng năm 1786 khi Cách Mạng Pháp bùng nổ.

41,947 Early Modern Period Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

  • Hậu kỳ cận đại

Giai đoạn này bắt đầu từ giữa thế kỉ XVIII đến và kết thúc sau thế chiến thứ II, những cột mốc quan trọng trong giai đoạn này có thể kể đến: Cách mạng công nghiệp và cách mạng Nga…

Sự phát triển của nền văn hóa mới trong thời cận đại

Thời kỳ cận đại đã chứng kiến rất nhiều những cột mốc quan trọng của nền văn minh nhân loại, gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, những tiến bộ công nghệ và các cuộc cách mạng.

Sau đây, BachkhoaWiki xin được điểm qua một vài những sự kiện đóng góp vai trò to lớn trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại lúc bấy giờ:

  • Thành Constantinopolis thất thủ vào năm 1453

Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng nhiều nhà sử học cho rằng, đây là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu cho thời kỳ cận đại. Sự kiện này kéo dài từ tháng Tư năm 1453 đến tháng Năm năm 1453.

Việc chiếm giữ thành Constantinopolis – kinh đô của Đế Quốc Đông La Mã, và hai vùng lãnh thổ khác còn lại của Byzantine ngay sau đó, đã đánh dấu sự kết thúc của chế độ hùng mạnh La Mã kéo dài suốt 1500 năm.

Đó cũng là một cú đánh lớn theo đạo Cơ đốc, và Ottoman sau đó được tự do để tiến vào châu Âu mà không có một đối thủ phía sau nào ngăn cản.

On This Day in 1453: The Fall of Constantinople - Greek Herald

  • Thời kỳ Phục Hưng phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu 

Được biết tới là một phong trào văn hóa tác động mạnh mẽ tới tầng lớp trí thức Châu Âu, bắt nguồn tại Ý và lan rộng ra toàn Châu Âu vào thế kỷ XV.

Là một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ các nền văn học tiếng Latinh cũng như các tiếng dân tộc.

Bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.

Trong thế kỷ XV, Phục Hưng lan ra với tốc độ mạnh mẽ từ nơi khởi nguồn của nó là Florence, ban đầu là tới các miền khác của nước Ý, tiếp đó là phần còn lại của châu Âu.

Sự phát minh của in ấn cho phép sự truyền bá nhanh chóng những ý tưởng mới. Khi lan rộng, các tư tưởng bắt đầu đa dạng hóa và biến đổi, thích nghi với văn hóa địa phương.

Điều này khiến cho từ thế kỷ XX, các học giả bắt đầu chia Phục Hưng thành các phong trào vùng miền và quốc gia.

Phục hưng là gì?

  • Phong trào phục hưng Timurid ở Trung Á:

Phong trào này kéo dài từ cuối thế kỷ thứ XIV đến đầu thế kỉ thứ XVI, nó được diễn ra trong hoàn cảnh thời đại hoàng kim của đạo Hồi suy yếu.

Phong trào đã phục hưng rất nhiều những giá trị nghệ thuật và khoa học vốn đã bị lãng quên nhiều năm.

Dựa trên lý tưởng Hồi giáo, phong trào được lan rộng và phát triển nhờ một số những cột mốc nổi bật như:

việc xây dựng lại Sarmarkand, sự phát minh ra cờ Tarmerlane bởi hoàng đế Thiết Mộc Nhi (Timur), sự trị vì của Shah Rukh và hậu duệ Gawhar Shad in Herat ( thành phố ở Ý được biết đến như là thủ phủ của phong trào phục hưng văn hóa), việc xây dựng thêm các trung tâm học tập bởi nhà bảo trợ nghệ thuật Sultan Husayn Bayqara.

  • Thời đại khám phá: 

Đây là thời đại có những khám phá địa lý của châu Âu vào khoảng thời kỳ cận đại, phần lớn trùng lặp với kỷ nguyên tàu buồm, khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII trong lịch sử châu Âu.

Trong thời kỳ này, người châu Âu bắt đầu đi khám phá thế giới và mở mang chân trời địa lý của họ.

ePostcard #92: The Age of Discovery | Cloud Ridge Naturalists & Cloud Ridge Publishing

Các cuộc viễn chinh này của người châu Âu dẫn dẫn đến sự trỗi dậy của thương mại toàn cầu và các đế quốc thực dân châu Âu.

Từ sự liên hệ giữa Cựu Thế giới (châu Âu, Á và Phi) và Tân Thế giới (châu Mỹ và Úc) mà tạo nên tuyến mậu dịch Columbus, trao đổi các loài thực vật, động vật, thực phẩm, quần thể người (bao gồm cả nô lệ), bệnh truyền nhiễm và văn hóa giữa bán cầu Đông và Tây.

Các khám phá trong thời đại này và sau đó giúp ta có hoàn thiện bản đồ thế giới.

Từ đó, một thế giới quan mới nảy sinh và các nền văn minh xa xôi tiếp xúc, tuy vậy, nó cũng dẫn đến sự lan truyền của những dịch bệnh làm suy giảm dân số và sự bóc lột, chinh phục quân sự và thống trị kinh tế của châu  đối với nhiều dân cư bản địa.

Nó cũng cho phép sự mở rộng của Kitô giáo trên toàn thế giới: các hoạt động truyền giáo, cuối cùng khiến nó trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới.

  • Cách mạng Pháp bùng nổ:

Đặc San Lâm Viên: Cuộc Cách Mạng Pháp Năm 1789

Là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799, khi lực lượng tự do-dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tại Pháp.

Đến năm 1799, Napoléon Bonaparte trở thành tổng tài của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sau một cuộc đảo chính, đặt dấu chấm hết cho cuộc cách mạng này.

Nó kết thúc chế độ phong kiến tại Pháp và làm giảm quyền lực chuyên chế và đề cao sức mạnh của nhân dân.

  • 2 Cuộc cách mạng công nghiệp 

Sự phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước đánh dấu cho sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.

Cho đến bây giờ, không ai có thể biết chính xác được thời điểm của của cuộc cách mạng công nghiệp này, nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó xuất hiện sau khi công ty East India thôn tính Mughai Bengal, vương quốc Mysore và phần còn lại của Ấn Độ, nơi đang trong quá trình tiền công nghiệp hóa.

Eric Hobsbawm, sử gia nổi tiếng người Anh, cho rằng cuộc cách mạng này bùng nổ vào những năm 1780 và kết thúc vào giữa năm 30, 40 của thế kỉ XIX.

Trong khi T.S. Ashton nói rằng nó xuất hiện vào khoẳng năm 1750 cho tới năm 1830 (dưới sự cai trị của quốc vương George đệ tam, thời kỳ Nhiếp chính hay là quốc vương George đệ tứ).

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề cho sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, khi mà những thành tựu về công nghệ và kinh tế đạt được thành quả ngoài mong đợi với sự xuất hiện của tàu máy hơi nước và phương tiện giao thông di chuyển trên đường sắt.

Đến cuối thế kỷ XIX, với động cơ đốt trong và máy phát điện đã tạo nên một bước tiến vượt bậc trong nền công nghiệp toàn thế giới.

  • Cách mạng Châu Âu năm 1848:

Năm 1848, được gọi là năm cách mạng, là năm mà Châu Âu xảy ra hàng loạt các biến động chính trị trên toàn lục địa. Bắt nguồn từ làn sóng cách mạng ở Pháp, và nhanh chóng lan ra hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là các cuộc cách mạng tư sản và dân chủ và tự do về bản chất, với mục đích xóa bỏ các cấu trúc quân chủ cũ và tạo ra các quốc gia độc lập.

Cuộc cách mạng đã mang lại những cải cách đáng kể bao gồm việc bãi bỏ chế độ nông nô ở Áo và Hungary, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Đan Mạch và giới thiệu nền dân chủ đại diện ở Hà Lan.

Châu Âu có nhiều năm bản lề: 1848, 1918, 1968, 2008 và 2018 - BBC News Tiếng Việt

Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Điều kiện lịch sử:

Từ giữa thế kỉ XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, giai cấp này lại không có quyền lực về mặt chính trị, xã hội.

Ngoài ra, sự phát triển xã hội còn chịu đựng kìm hãm từ sự hà khắc của giáo lý Ki-to và chế độ phong kiến chuyên chế.

Những điều trên đã góp phần thúc đẩy các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản.

Một số thành tựu văn hóa thời cận đại:

Những thành tựu văn hóa thời cận đại về văn học:

Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều tác giả lớn, cùng với các tư tưởng tiến bộ, góp phần tấn công vào thành trì chế độ phong kiến, hình thành quan điểm và tư tưởng của con người tư sản.

Văn học thời kỳ này đã có những bước tiến vượt bậc về nội dung, tư tưởng và quy mô. Nó đánh dấu bước ngoặc lớn trong tư tưởng mà con người không bị kìm hãm bởi các lễ giáo phong kiến của phương Đông hay đạo giáo phương Tây.

Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự hoàn thiện trong các thể loại bi kịch, hài kịch, truyện ngắn hay thơ,…

Các tác phẩm văn học đã phản ánh toàn diện hiện thực xã hội phương Tây dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, lên án và phê phán sâu sắc xã hội phong kiến lỗi thời, xã hội tư bản bóc lột.

Các tác phẩm còn thể hiện lòng yêu thương con người, nhất là nhân dân lao động thể hiện lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Trong giai đoạn này, văn học đương thời nổi bật với hai trào lưu: Lãng mạn và hiện thực.

  • Trào lưu lãng mạn: 

Trào lưu này bắt nguồn từ Đức, Anh, Pháp và lan rộng ra toàn Châu Âu.

Đây là trào lưu mà thể hiện góc nhìn phản ứng của tác giả đối với hiện thực tư sản, hướng miêu tả ước muốn chủ quan của nghệ sỹ, phát huy tối đa tưởng tượng sự dâng trào chất trữ tình,…

Các tác giả tiêu biểu của trào lưu này đó chính là Byron, John Keats, Shelley,…

  • Trào lưu hiện thực:

Phản ánh tinh thần tái hiện cuộc sống khách quan, phân tích mổ sẻ nó với tinh thần phê phán. Các đề tài thường gặp: cuộc sống những con người bình thường trong xã hội, bi kịch thân phận con người, sự tha hóa trong nhân cách con người vì đồng tiền,…

Các tác giả tiêu biểu: Charles Dickens, Thackerays, chị em Brontes,…

Những thành tựu văn hóa thời cận đại về hội họa

Vào giai đoạn này, xuất hiện nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau:

  • Nghệ thuật Baroque

Phong cách nghệ thuật này tồn tại song hành cùng với nghệ thuật cổ điển trong suốt thế kỷ XVII, nghệ thuật Baraque phát triển và ghi dấu cho sự chấm dứt của chiến tranh tôn giáo.

Baroque bắt nguồn ở Italy nơi dùng những bức tranh nghệ thuật khổ lớn để trang trí nhà thờ.

Đặc điểm của nghệ thuật này đó chính là việc chú trọng về những ảo tưởng siêu thực, gợi lên những cảm súc cực kỳ mãnh liệt.

Tác phẩm mang phong cách Baroque?

Nghệ sĩ tiêu biểu cho dòng nghệ thuật này đó chính là Rembrandt (1606 – 1669). Tranh của ông mang màu sắc cổ điển, có những nhân vật tối sáng, giàu tính tương phản được sử dụng hiệu ứng bút vẽ nổi để nhấn mạnh.

  • Nghệ thuật Rococo

Tại thế kỷ ánh sáng ở Pháp, hội họa trở thành một loại hình nghệ thuật tinh tế, phong cách này ra đời đã thu hút những người yêu thích những vẻ hào hoa, phóng khoáng hay những khung cảnh lãng mạng tình tứ giữa các cặp đôi.

Trường phái nghệ thuật Rococo, sự kết hợp giữa vẻ đẹp thanh tao và lộng lẫy - designs.vn

  • Chủ nghĩa lãng mãn

Là phong cách thể hiện sự khát khao mãnh liệt về tự do, bình đẳng, bác ái,…

Họa sĩ khởi xướng chủ nghĩa này là Géricault (1791 -1824), ông đã vẽ bức tranh “chiếc bè của chiến thuyền Méduse”, chính bức vẽ này nhận được nhiều sự phản đối trong giới họa sĩ cổ điển bởi sự kịch tính bứt phá ngoài khuôn mẫu và trật tự của trường phái tân cổ điển đang thịnh hành lúc bấy giờ.

Tập tin:Théodore Géricault - Le Radeau de la Méduse esquisse (salon de 1819).jpg – Wikipedia tiếng Việt

  • Trường phái Ấn tượng

 Là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris vào cuối thế kỷ XIX, trường phái này đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong hội họa.

Những bức tranh thuộc trường phái ấn tượng được vẽ bằng những vết cọ có thể nhìn thấy được, sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau, nhấn mạnh đến sự thay đổi và độ sáng trong tranh.

Trường phái Ấn tượng – Impressionism - HÃY VẼ LÊN CUỘC SỐNG

  • Trường phái Hậu Ấn tượng

Là trào lưu tiếp của làn sóng Ấn tượng, năm 1884 nhiều họa sĩ từ bỏ trường phái ấn tượng, cũng như tính tự phát của nó và bắt đầu nền hội họa có tính xây dựng.

Gaugin (1848 – 1903) là cái tên nổi bật trong trường phái nghệ thuật này. Tranh của ông nổi bật với gam màu sáng, thu hút mọi ánh nhìn.

Fichier:Paul Gauguin 128.jpg — Wikipédia

  • Trường phải Biểu hiện 

Đây là một trào lưu nghệ thuật, phát triển ở Châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Trường phái này có rất nhiều họa sĩ tên tuổi như Vicent Van Gogh, Pissaro,…

Dòng tranh của trường phái này nhấn mạnh sự thể hiện cảm giác, cảm của tác giả. Chú trọng đến các mảng và phối màu, tô đậm các đường viền đậm nét, để truyền đạt những chấn động và rung cảm.

Những tác phẩm thường khai thác về những yếu tố nghệ thuật tạo hình nguyên thủy và trung cổ, nhưng cũng có dấu ấn đậm nét về sự phá cách duyên dáng.

Những tác phẩm vẽ chân dung thường đặc tả tâm trạng với nhiều sắc thái cảm xúc xen kẽ, hoặc qua sự tương phản sắc màu ấn tượng.

Bên cạnh đó, họa sĩ thuộc trường phái này thường lấy cảm hứng sáng tác từ góc đen tối, sâu thẳm nhất của con người, để ghi lại trạng thái tâm hồn cùng diễn biến nội tâm hơn là thực tiễn bên ngoài.

Van Gogh, Monet among 62 works going to US gallery | Suid-Kaap Forum

Tìm hiểu thêm về hội họa thời kỳ cận đại qua video thuyết trình sau nhé.

Những thành tựu văn hóa thời cận đại về triết học

thời kỳ này diễn ra sự xung đột gay gắt giữa các tư tưởng triết học và khoa học tiến bộ được giai cấp tư sản ủng hộ với các quan niệm thần học và giáo hội thể hiện lợi ích của chế độ phong kiến.

Bằng những cơ sở và luận chứng khoa học, triết học cận đại giúp cho giai cấp tư sản nhận thấy bộ mặt thật của chế độ phong kiến đang thối nát, xoá bỏ vòng hào quang thần thánh mà giáo hội khoác cho chế độ nông nô.

Những trào lưu triết học ánh sáng, phát triển rất mạnh mẽ thế kỉ XVII – XVIII ở Pháp. Bên cạnh đó, nhóm bách khoa toàn thư do Denis Diderot để lại những dấu ấn quan trọng.

Những thành tựu văn hóa thời cận đại có ý nghĩa gì?

Phản ánh hiện thực xã hội (nghèo đói, khốn khổ, cơ cực, chiến tranh xâm lược phi nghĩa…), sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại.

Những thành tựu văn hóa thời cận đại còn tồn tại đến nay

Do thời gian, những thành tựu văn hóa từ giai đoạn này cũng ít nhiều mai một. Song, nó vẫn luôn giữ một giá trị lịch sử to lớn không thể nào thay đổi.

Những tác phẩm hội họa đặc sắc thể hiện những góc nhìn, những khát khao của tác giả từ các phong cách nghệ thuật khác nhau, những kiến trúc độc đáo, những tác phẩm văn học kinh điển sẽ luôn sống mãi trong lòng chúng ta, như một kho báu vô giá.

Cùng BachkhoaWiki điểm qua một số thành tựu tiêu biểu còn tồn tại cho tới ngày nay nhé.

  • Những tác phẩm văn học kinh điển:

Phương Tây: 

+ Victor Hugo (1802 – 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ.

+ Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 – 1910): Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh… chống lại phong kiến Nga Hoàng

+ Mark Twain (1935 – 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc….

– Phương Đông: 

+ Lỗ Tấn (1881 – 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,…

+Rabindranath Tagore tác giả của thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn người Ấn Độ nổi bật với tập Thơ Dâng…thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo…

Bạn còn có thể tham khảo thêm về văn học thời kỳ cận đại qua video sau.

  • Những tác phẩm nghệ thuật khác: 

Tác phẩm Hoa Hướng Dương, Đêm Sao,… của Van Gogh; Tuần tra đêm, Bão Biển của Rembrandt vv…

Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới.

Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng.

Xem thêm:

Tóm lại, những thành tựu văn hóa thời cận đại là một chủ đề rất rộng và có rất nhiều khía cạnh để khai thác. Bài trên đây, BachkhoaWiki chỉ cung cấp một lượng kiến thức rất nhỏ về chủ đề này.

Cuối cùng, BachkhoaWiki hi vọng các bạn có thêm những hiểu biết về những thành tựu văn hóa thời cận đại. Hãy Like và Share để chúng mình có động lực làm những bài tiếp theo nhé.