Nhật thực là gì? Hiện tượng thiên văn kỳ thú và những điều có thể bạn chưa biết

Nhật thực là gì? Nhật thực là một hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được từ trái đất. Từ xưa đến nay, trong nhân gian đã có những câu chuyện thú vị được truyền lại xung quanh hiện tượng này. Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu và khám phá thêm thông tin về hiện tượng thiên văn này nhé.

Nhật thực là gì?

Nhật thực là gì

Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng và Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời.

Khi quan sát từ trái đất, tùy các vị trí khác nhau, sẽ quan sát được Mặt trăng che khuất một phần hoặc che khuất hoàn toàn Mặt trời.

Các loại nhật thực

Dựa vào vùng bóng tối của Mặt trăng lên Mặt trời mà hiện tượng Nhật thực được chia làm bốn loại sau: Nhật thực toàn phần, Nhật thực một phần, Nhật thực hình khuyên và Nhật thực lai.

Cùng xem mô tả trực quan qua đoạn video ngắn dưới đây từ National Geographic để có cái nhìn trực quan hơn về nhật thực nhé.

Nhật thực toàn phần là gì?

Hiện tượng Nhật thực toàn phần diễn ra khi Mặt trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo, che khuất hoàn toàn mặt trời.   Khi đó các vùng bóng tối và nữa bóng tối sẽ hình thành trên bề mặt Trái Đất.

Để có thể quan sát Nhật thực toàn phần, người xem phải đứng trên đường di chuyển của vùng bóng tối mặt trăng.

Nhật thực là gì?

khi pha một phần của nhật thực toàn phần diễn ra, Mặt Trăng từ từ che khuất lấy Mặt Trời. Thời khắc toàn phần xuất hiện khi cái đĩa vàng của Mặt Trời hoàn toàn bị che khuất, bầu trời tối sầm như mựt và có thể thấy nhật hoa của Mặt Trời, tỏa ra như một vầng hào quang trắng.

Nhật thực một phần là gì?

Hiện tượng nhật thực một phần diễn ra khi Mặt trăng chỉ che khuất một phần của Mặt trời và hình thành vùng bóng nữa tối trên bề mặt trái đất.

Điều này xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng. Hiện tượng này hoàn toàn có thể quan sát được ở nhiều nơi trên Trái Đất, bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Nhật thực trung tâm là thuật ngữ dùng để miêu tả các hiện tượng nhật thực toàn phần, nhật thực lai hay nhật thực hình khuyên.

Nhật thực hình khuyên là gì?

Nhật thực hình khuyên là một hiện tượng thiên văn thú vị, chỉ xảy ra khi Mặt trăng che khuất phần trung tâm của Mặt trời, chỉ để lộ ra phần rìa bên ngoài mặt trời. Điều này xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái đất nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vành đai rực rỡ bao lấy Mặt Trăng.

Hiện tượng này chỉ xuất hiện khi mặt trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.

Nhật thực lai là gì?

Nhật thực lai diễn ra khi nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần. Là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số địa điểm trên trái đất thì nó là nhật thực toàn phần, nhưng ở một số địa điểm khác thì nó là nhật thực hình khuyên.

Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra.

Nhật thực diễn ra bao lâu?

Nhat thuc la gi

Nhật thực toàn phần thường sẽ kéo dài một vài phút trong một nơi bất kỳ vì bóng tối của mặt trăng di chuyển rất nhanh lên đến 1700km/h. Tại một nơi, thời gian quan sát nhật thực thường sẽ không quá 7 phút 31s và thường ngắn hơn 5 phút.

Trong mỗi thiên niên kỷ thường có ít hơn 10 lần nhật thực toàn phần kéo dài quá 7 phút. Lần gần đây nhất là nhật thực toàn phần ngày30 tháng 06 năm 1973 với 7 phút 3 giây.

Nhật thực xảy ra khi nào?

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, đồng thời Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời phải nằm trên cùng một đường thẳng hoặc gần thẳng. Điều này chỉ có thể xảy ra trong một kỳ trăng mới. Tuy nhiên không phải nhật thực sẽ xảy ra trong mọi kỳ trăng mới. Nhật thực chỉ xảy ra khi hai mặt phẳng của quỹ đạo Mặt Trăng quanh Trái Đất và Trái Đất quanh mặt trăng gặp nhau tại một điểm mút, gọi là điểm mút Mặt Trăng và một kỳ trăng mới diễn ra gần điểm mút này.

Chu kỳ nhật thực

Nhật thực xảy ra theo chu kỳ. Một trong những chu kỳ được nghiên cứu và đề cập nhiều nhất là chu kỳ Saros. Chu kỳ này kéo dài trong vòng 6585.3 ngày tương đương 18 năm, 11 ngày, 8 giờ và là sự kết hợp của 3 chu kỳ:

  • Chu kỳ Mặt Trăng (tháng âm lịch) là thời gian giữa 2 pha trăng non
  • Tháng dị thường là thời gian giữa 2 lần Mặt Trăng đi qua điểm cực cận, là điểm gần nhất với trái đất.
  • Tháng giao điểm thăng là khoản thời gian giữa hai lần Mặt Trăng đi qua nút mặt trăng, kéo dài khoảng 27 ngày, 5 giờ, 5 phút và 35.8s.

Mỗi năm có bao nhiêu lần nhật thực xảy ra?

Mỗi một năm có ít nhất hai lần nhật thực và có nhiều nhất năm lần nhật thực. Tuy nhiên số lần xảy ra 5 lần nhật thực trong một năm thực sự rất hiếm. Theo tính toán của NASA, trong 5000 năm qua chỉ có 25 năm có 5 lần nhật thực. Lần cuối cùng là năm 1935, và lần tiếp theo là năm 2206.

Kinh nghiệm xem nhật thực

Nhat thuc

Nhật thực là một hiện tương thiên văn kỳ thú và được nhiều người trông đợi để quan sát. Tuy nhiên nếu quan sát không đúng cách có thể dẫn đến nguy hiểm cho mắt vì bức xạ Mặt Trời rất mạnh. Nếu quan sát trực tiếp không sử dụng các dụng cụ bảo vệ mắt, mắt chúng ta có thể dễ bị các tia cực tím gây bỏng giác mạc, đau đớn, mất thị lực trong nhiều giờ, thậm chí gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Các loại kính quan sát chuyên dụng hoặc quan sát qua các tấm phim lọc ánh sáng mặt trời là điều bắt buộc nếu bạn muốn quan sát nhật thực một cách trọn vẹn nhất.

Nếu bạn không có các loại kính chuyên dụng đơn giản hơn, có thể sử dụng các kính của thợ hàn hoặc một tấm gương dưới chậu nước pha mực để quan sát nhật thực.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách tự làm kính xem nhật thực từ hướng dẫn của NASA tại đây

Xem thêm:

Qua bài viết trên, BachkhoaWiki hy vọng bạn đã hiểu hiện tượng nhật thực là gì và các loại nhật thực khác nhau. Đừng quên Like & Follow BachkhoaWiki để biết thêm nhiều kiến thức thiên văn học thú vị nữa nhé.