Nhân viên kinh doanh là gì? Làm gì để trở thành một nhân viên sales giỏi?

Nếu bạn đang bối rối giữa công việc của một nhân viên kinh doanh và công việc của nhân viên bán hàng. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu nhân viên kinh doanh là gì ngay sau đây.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là một phòng ban quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của tổ chức, hoạt động của nhân sự bán hàng chính là phụ trách các công việc trong đơn vị như quản lý, xây dựng kế hoạch, môi giới tiếp thị… Với mục tiêu đẩy sản phẩm đi nhanh và đem về những lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp.

Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì?

Nhân viên kinh doanh hay nhân viên bán hàng tiếng Anh được biết với nhiều tên gọi khác nhau như là: Salesman, Sales Supervisor, National Sales Manager, Saleswoman, Sale Executive, Area Sales Managerr,… những từ này đều được dùng để nói đến những lĩnh vực của nhân viên bán hàng.

Thông thường các từ này sẽ được sử dụng một cách cụ thể, để phân biệt giữa nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng bằng tiếng Anh theo vai trò, cấp bậc, lĩnh vực và khu vực mà nhân viên kinh doanh đang đảm nhiệm.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Ai phù hợp để trở thành nhân viên kinh doanh

Để trở thành một nhân viên kinh doanh thì ai cũng có thể, nhưng để phù hợp với tính chất công việc thì bản thân bạn phải là người có khả năng vừa phải duy trì quan hệ với các khách hàng hiện tại đồng thời phải liên tục tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng mới.

Một nhân viên kinh doanh giỏi sẽ luôn cố gắng đi trước đối thủ của mình, không ngừng nỗ lực cải thiện các kỹ năng của mình thông qua việc tham dự các khóa học, hội thảo, hay những lớp học mở rộng hơn dành cho ngành nghề nhân viên kinh doanh.

Ai phù hợp để trở thành nhân viên kinh doanh

Các kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh là gì?

Bất cứ ngành nghề nào chúng ta cũng cần phải có những kỹ năng mềm phù hợp với từng lĩnh vực. Sau đây là 9 kỹ năng mà nhân viên kinh doanh cần có khi bắt đầu đảm nhận công việc: 

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng phán đoán
  • Kỹ năng nghiên cứu
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng thuyết phục
  • Kỹ năng giải quyết các vấn đề
  • Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
  • Khả năng làm việc nhóm

Kỹ năng giao tiếp

Nếu ngoại hình ưa nhìn để lại ấn tượng tốt thì kỹ năng giao tiếp sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một nhân viên bán hàng. Đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp, chúng không chỉ giúp bạn truyền đạt đến khách hàng mà còn giúp bạn hiểu được một phần ý định của khách hàng. Để có được sự tin tưởng từ phía khách hàng thì bạn phải biết khéo léo phán đoán và xử lý tình huống một cách nhanh gọn, hiệu quả nhất.

Kỹ năng phán đoán

Đây được coi là đặc thù của nhóm ngành kinh doanh. Kỹ năng phán đoán được hình thành từ vốn hiểu biết, kinh nghiệm, quan sát tốt và một phần tố chất thuộc về tư duy kinh doanh. Kỹ năng này các bạn hoàn toàn có thể học hỏi và tích lũy được trong quá trình giao tiếp với khách hàng, lao động kinh doanh và tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau.

Kỹ năng nghiên cứu

Kỹ năng này giống như là một bước chuẩn bị, tìm hiểu về một dự án hay công việc nào đó. Khi nghiên cứu trước mọi thứ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho mọi tình huống, phương án có thể xảy ra để giúp bạn đàm phán thành công với khách hàng. 

Kỹ năng làm việc nhóm

Không chỉ các bạn học sinh – sinh viên, mà nhân viên kinh doanh cũng cần phải có kỹ năng thiết yếu này. Việc phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp cùng phòng ban hoặc các bộ phận liên quan để giải quyết những vấn đề của khách hàng thì kỹ năng làm việc nhóm của các nhân viên cùng chung một công ty là rất lớn.

Kỹ năng đàm phán

Đây là kỹ năng quan trọng đối với một nhân viên kinh doanh. Để đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra thì nghệ thuật đàm phán chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa tư duy, cách ứng xử, kiềm chế cảm xúc và đưa ra được lý lẽ để thuyết phục khách hàng một cách khéo léo, mang lại họ cảm giác dễ chịu để họ đồng ý thỏa hiệp.

Vai trò của nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp

Nhân viên kinh doanh đóng vai trò là người liên kết trực tiếp giữa công ty quảng cáo và khách hàng của công ty, họ nhận trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Nhân viên kinh doanh không dành nhiều thời gian ngồi văn phòng nghiên cứu thông tin mà phải trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với khách hàng của mình, lắng nghe ý kiến của họ, bao gồm cả những phản hồi tích cực và tiêu cực về sản phẩm, thương hiệu. Những đóng góp từ khách hàng được coi là yếu tố rất quan trọng giúp nhân viên kinh doanh có được định hướng kinh doanh phù hợp.

Bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

  • Tìm hiểu, nghiên cứu về các sản phẩm của công ty để giới thiệu, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.
  • Đàm phán, lắng nghe khách hàng về giá cả, hợp đồng, tiến hành chốt các hợp đồng và hỗ trợ khách hàng ký hợp đồng. 
  • Chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại. 
  • Tìm kiếm những khách hàng mới có tiềm năng, có nhu cầu xây dựng, mở rộng phát triển quan hệ.
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

nhân viên kinh doanh là gì

Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh

Theo khảo sát thị trường hiện nay, nhân viên kinh doanh mới ra trường sẽ nhận mức lương dao động từ 4 triệu đến 8 triệu/ tháng. Thu nhập thực nhận khoảng 4 đến 12 triệu/tháng. (Bao gồm doanh thu bán hàng).

Đối với những nhân viên đã có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm thì mức lương dao động từ 4 triệu đến 12 triệu/tháng. Thu nhập thực nhận khoảng 4 triệu đến 15 triệu/tháng. (Bao gồm doanh thu bán hàng).

Nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng có gì khác nhau?

Tuy công việc của nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng gần giống nhau nhưng cả hai cũng sẽ có những điểm khác biệt như môi trường làm việc. Nhân viên kinh doanh thì có môi trường làm việc gò bó hơn so với nhân viên bán hàng.

Vì đa số nhân viên kinh doanh là người phải trực tiếp nói chuyện, thuyết phục khách hàng và có trách nhiệm xây dựng tốt các mối quan hệ của công ty – khách hàng. Còn nhân viên bán hàng sẽ được làm ở tại quầy bán, cùng với các đồng nghiệp trong công ty, vì vậy họ có sự thoải mái trong công việc hơn.

Nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng có gì khác nhau?

Học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh?

Sau đây sẽ là một số ngành học để giúp các bạn có thể trở thành nhân viên kinh doanh trong tương lai: 

  • Ngành Quản trị Kinh doanh
  • Ngành Tâm lý học
  • Ngành Marketing
  • Ngành Truyền thông – Báo chí – Khoa học và Xã hội

Các trường đại học đào tạo tốt chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Việt Nam

  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Ngoại thương.
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Học viện Tài chính.
  • Học viện Ngân hàng.
  • Đại học Thương mại.
  • Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM.
  • Đại học Kinh tế – Luật – Đại học quốc gia TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM.

Sinh viên đại học có làm được nhân viên kinh doanh?

Nhìn chung, sinh viên mới ra trường có thể thử sức trong vai trò Nhân viên kinh doanh với điều kiện tiên quyết là bạn phải hiểu về công việc và chăm chỉ, nỗ lực vì yêu cầu đầu vào không cao không có nghĩa là các nhiệm vụ đều sẽ đơn giản, dễ dàng. Thành công sẽ đến với bạn khi bạn thực sự yêu thích và bỏ công sức của mình ra để hoàn thành chúng. 

Xem thêm:

Qua đây bạn đã có thể biết được công việc của một nhân viên kinh doanh là gì rồi đúng không nào? Đừng quên Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục cập nhật nhiều thông tin mới và hữu ích hơn nhé.