Ngoại thương là gì? Các đặc điểm của ngoại thương

Ngoại thương là cầu nói giữa cung và cầu về hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài. Vậy ngoại thương là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu vấn đề này nhé!

ngoại thương là gì

Ngoại thương là gì?

Ngoại thương trong tiếng Anh là Foreign Trade.

Ngoại thương được hiểu là những hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá trên thị trường giữa các quốc gia. Ngoài ra, ngoại thương còn là hoạt động giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau để học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ nét đẹp của quốc gia dân tộc với bạn bè thế giới.

Các chức năng chung của ngoại thương

ngoại thương là gì
Với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có chức năng:

  • Mang đến nguồn vốn cho quá trình mở rộng đầu tư của một quốc gia;
  • Chuyển hóa giá trị sử dụng, thay đổi cơ cấu của vật chất theo nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy;
  • Nâng cao sự hiệu quả của nền kinh tế.

Với tư cách là một lĩnh vực kinh tế, ngoại thương có chức năng lưu thông hàng hóa giữa các nước và trong nước.

Vai trò của ngoại thương là gì?

Vai trò của ngoại thương thể hiện rõ ở hai lĩnh vực dưới đây:

Xuất khẩu:

  • Tạo thêm vốn và kích thích nền kinh tế tăng trưởng;
  • Kích thích đổi mới trong thiết bị và công nghệ;
  • Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành;
  • Tăng cường sự hợp tác quốc tế.

Nhập khẩu:

  • Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
  • Đảm bảo sự phát triển ổn định, cân đối của nền kinh tế;
  • Góp phần cải thiện mức sống của người dân.

Các nội dung chính của hoạt động ngoại thương

Tại Việt Nam, ngoại thương được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế, văn hóa, chính trị. Hoạt động ngoại thương bao gồm một số nội dung chính sau:

  • Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình như máy móc, vật liệu, trang thiết bị, lương thực, thực phẩm,… thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.
  • Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình như bằng sáng chế, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu,… thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.
  • Thuê nước ngoài gia công và gia công cho nước ngoài.
  • Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.
  • Xuất khẩu tại chỗ.

Tầm quan trọng ngoại thương trong nền kinh tế

ngoại thương là gì

Trong nền kinh tế, tầm quan trọng của ngoại thương được thể hiện như:

  • Góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Thông qua cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế,… để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở.
  • Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho các tầng lớp dân cư.

Vai trò của ngoại thương trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngoại thương đóng vai trò quan trọng:

  • Xây dựng nền kinh tế có cơ cấu năng động, linh hoạt;
  • Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước không ngừng phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế;
  • Mang đến nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho một quốc gia.

Ngoại thương và thương mại trong nước có gì khác nhau?

Đối với ngoại thương: Hoạt động ngoại thương là hình thức trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ vượt ra ngoài lãnh thổ của một quốc gia.

Đối với thương mại trong nước: Thương mại nội địa là việc bán hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia. Thương mại trong nước khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có lợi cho các nhà sản xuất trong nước,.

Cơ hội việc làm của ngành ngoại thương

Ngành ngoại thương mang đến cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên:

  • Chuyên viên tại các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
  • Chuyên viên làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu hoặc các công ty thương mại.
  • Chuyên viên tại các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải biển, hàng không,…
  • Nhân viên tại các cảng, bộ phận xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
  • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, ngoại thương,….
  • Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo bộ môn hay chuyên ngành ngoại thương…

Các trường đại học đào tạo chuyên ngành ngoại thương tại Việt Nam

Danh sách trường Đại học ở Hà Nội đào tạo ngành Ngoại thương:

ngoại thương là gì

  • Học Viện Ngoại Giao
  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Học Viện Ngân Hàng
  • Đại Học Thương Mại…

Danh sách trường Đại học ở TP. Hồ Chí Minh đào tạo ngành Ngoại thương:

ngoại thương là gì

  • Đại Học Kinh Tế TPHCM
  • Đại học Ngoại thương TPHCM
  • Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM
  • Đại Học Tài Chính Marketing
  • Đại Học Ngân Hàng TPHCM …

Danh sách trường ĐH ở tỉnh khác đào tạo ngành Ngoại thương:

ngoại thương là gì

  • Đại Học Cần Thơ
  • Khoa Quốc Tế – Đại Học Thái Nguyên
  • Đại Học An Giang
  • Đại học Công nghệ Miền Đông

Nếu bạn thấy bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích về ngoại thương là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nhé!