Ngày Thương Binh Liệt Sĩ – Ngày của các vị anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc

Ngày Thương binh Liệt sĩ là ngày để nhân dân cả nước ghi nhớ công lao của các chiến sĩ đã không ngại gian khổ chiến đấu vì tổ quốc Việt Nam. Cùng BachkhoaWiki đi tìm hiểu về ngày lễ trọng đại này nhé.

Ngày Thương binh Liệt sĩ là ngày nào?

Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong suốt những cuộc chiến đó, rất nhiều người chiến sĩ Việt Nam ta đã ngã xuống, nhiều người trở về quê nhà với một cơ thể không còn lành lặn, mang trên mình rất nhiều thương tật của chiến tranh.

Ngày Thương Binh Liệt Sĩ - Ngày của các vị anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc

Xuất phát từ đạo lý uống nước nhớ nguồn từ xa xưa của ông cha ta, để ghi nhớ công lao của những người chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vào năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 để Quy định về chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ.

Đây được xem văn bản pháp quy phạm đầu tiên khẳng định vị trí tầm quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với chiến tranh đã xảy ra ở Việt Nam.

Tiếp đó, vào đầu tháng 7 năm 1947, ban Vận động tổ chức ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập để thực hiện theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định chọn ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ và bảo vệ cho công tác thương binh liệt sĩ.

Sau nhiều quá trình bàn bạc, hội nghị nhất đã nhất trí và chọn ngày 27 tháng 7 năm 1947 làm ngày Thương binh liệt sĩ.

Ngày Thương Binh Liệt Sĩ

Ngày Thương binh Liệt sĩ tiếng Anh là gì?

Ngày Thương binh Liệt sĩ trong tiếng Anh là Vietnam’s War Invalids and Martyrs Day hoặc War Invalids and Martyrs’ Day.

Hoàn cảnh ra đời của ngày Thương binh Liệt sĩ

thời kỳ đầu sau năm 1945 của cuộc kháng chiến chống Pháp đã có vô số đồng bào và chiến sĩ hy sinh.

Để xoa dịu nỗi đau, làm giảm sự mất mát này của các gia đình chiến sĩ, Chính quyền Việt Nam đã quyết định thành lập “Hội giúp binh sĩ tử nạn”.

Đến đầu năm 1946, tại Thuận Hóa, Hà Nội và nhiều nơi khác, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” cũng được thành lập.

Sau đó, đổi tên thành “Hội giúp binh sĩ bị thương”, cùng với một số cột mốc thời gian quan trọng dẫn đến sự ra đời của ngày Thương binh Liệt sĩ.

  • 19/12/1946: Hà Nội phát động chiến tranh với Pháp, chiến tranh ngày càng lan rộng khiến cho số lượng những người thương vong cũng từ đó tăng lên.
  • 16/8/1947: Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra văn bản “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” nhằm khẳng định vị trí công tác thương binh liệt sĩ đối với chiến tranh của Việt Nam.
  • 26/2/1947: Quyết định hành lập Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục quân đội quốc gia Việt Nam.
  • 7/1947: Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc được thành lập.
  • 27/7/1947: Tại cuộc họp do Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam tổ chức, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy ngày này làm ngày Thương binh Liệt sĩ.

Ngày Thương Binh Liệt Sĩ

Từ đó, ngày 27/7 hàng năm chính là ngày cả nước ta sẽ tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến các thương binh liệt sĩ, những người đã hy sinh vì hòa bình dân tộc.

Ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sĩ

Ý nghĩa chính trị:

  • Ngày 27/7 hàng năm cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân với những gia đình có người hy sinh vì độc lập Tổ Quốc.
  • Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu xã hội, yêu tinh thần cách mạng và đặt niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, nhà nước ta đã lựa chọn, lãnh đạo.
  • Cũng thông qua đó giúp nhân dân ta phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.
  • Công tác Thương binh Liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là khẳng định tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta.
  • Đây cũng là điều kiện củng cố niềm tin vào nhân dân vào sự lãnh đạo tài ba của Đảng cũng như sự quản lý tài tình của nhà nước.
  • Góp phần tạo thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là cơ sở để xây dựng vững mạnh định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm gây hại đến dân tộc ta

Ngày Thương Binh Liệt Sĩ
Ý nghĩa nhân văn:

  • Đây là dịp giúp nhân dân ta tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
  • Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta.
  • Thể hiện bản sắc dân tộc, truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc.
  • Phát huy tinh thần “gia đình cách mạng gương mẫu” góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Các hoạt động kỷ niệm trong ngày ngày Thương binh Liệt sĩ

Trong ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, trên khắp cả nước ta đều có rất nhiều hoạt động để tri ân những cống hiến to lớn của các anh hùng. Trong dịp này các hoạt động thường diễn ra đó là:

  • Đến thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình thuộc diện chính sách thương binh liệt sĩ…
  • Thắp hương, tảo mộ các liệt sĩ, anh hùng dân tộc tại các nghĩa trang quốc gia và địa phương
  • Tổ chức nhiều chương trình văn nghệ, nghệ thuật để ôn lại những kỷ niệm về những năm tháng chiến tranh gian khổ nhưng rất hào hùng của dân tộc ta.

Ngày Thương Binh Liệt Sĩ - Ngày của các vị anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc

Bên cạnh đó, các trường học cũng tuyên truyền cho các em nhỏ biết về sự ra đời, ý nghĩa của ngày Thương binh liệt sĩ như là bài học, một lời nhắn nhủ về tinh thần bất khuất của dân tộc ta.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ thông tin về Ngày Thương Binh Liệt Sĩ. Nếu thấy hay và hữu ích hãy like và share để tạo động lực cho BachkhoaWiki nhé.

Tags: ngày lễ