Ngành kinh tế là gì? Điều gì làm nên sức hút của các ngành kinh tế?

Ngành Kinh tế hiện đang là một trong các khối ngành thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh bởi tính ứng dụng cao và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy ngành kinh tế là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu ngành kinh tế trong bài viết này nhé.

ngành học kinh tế là gì

Ngành học kinh tế là gì?

Ngành kinh tế hay còn được gọi với một cái tên khác là kinh tế học.

ngành kinh tế là gì

Ngành kinh tế học là gì? Đó là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình sản xuất, chuỗi phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.

Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu, tìm ra cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm.

Kết quả của phương pháp nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau.

Các nguyên tắc được tìm ra trong quá trình nguyên cứu ngành Kinh tế có thể vận dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công hay thậm chí có thể được áp dụng trong giáo dục học, xã hội học,…

Ngành kinh tế gồm những ngành nào?

Vậy sau khi đã trả lời được câu hỏi ngành kinh tế học là gì, chúng ta cùng nhau liệt kê một số nhóm ngành bạn đọc có thể theo học.

Một số nhóm ngành kinh tế có thể kể đến đó là:

  • Nhóm ngành kinh tế quản trị
  • Kinh tế tài chính
  • Kế toán kiểm toán
  • Lĩnh vực công
  • Kinh tế học ứng dụng
  • Kinh tế kế hoạch và đầu tư
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Kinh tế chính trị
  • Kinh tế phát triển
  • Kinh tế đầu tư
  • Kinh tế đối ngoại
  • Kinh tế xây dựng
  • Kinh doanh quốc tế

Học kinh tế ngành nào tốt nhất?

Đứng trước nhiều sự lựa chọn nhóm ngành kinh tế như thế, chắc hẳn bạn đọc sẽ khó có thể lựa chọn được cho bản thân.

Vì thế tại phần này, mình sẽ đề cập đến một số nhóm ngành cùng với những ưu điểm của nó.

Hy vọng bạn đọc có thể chọn được cho mình một ngành kinh tế tốt nhất phù hợp với bản thân.

Nhóm các ngành kinh tế có liên quan đến quản trị:

  • Trong nhóm ngành này thường bao gồm các chuyên ngành như sau: Quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, ngoại thương và thương mại.
  • Một sinh viên khi theo học các nhóm ngành này sẽ được cung cấp nhiều kiến thức để giúp các sinh viên có thể trở thành một người quản trị tốt. Hay nói cách khác, thì nhóm ngành này được tạo ra để đào tạo những nhà quản lý cấp cao tương lai cho doanh nghiệp.

Nhóm ngành kinh tế tài chính:

  • Trong nhóm ngành này thường bao gồm các chuyên ngành như kinh tế tài chính, tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính, tài chính quốc tế, ngoài ra còn liên quan tới hoạch định ngân sách vốn đầu tư, hệ thống thông tin tài chính, nghiệp vụ ngân hàng bảo hiểm…
  • Đây là khối ngành được nhiều sinh viên lựa chọn và được chú trọng đào tạo. Nó mang đến cho bạn những kiến thức về con số, dòng tiền…, do vậy đây cũng có thể là một lựa chọn thông minh cho bạn nếu bạn có niềm đam mê với những con số.

Nhóm ngành kinh tế kế toán, kiểm toán:

  • Xét về mặt cơ bản thì kế toán và kiểm toán tương đối giống nhau.
  • Nhóm ngành kinh tế này cũng rất được nhiều bạn sinh viên lựa chọn, các bạn sinh viên học kế toán có thể làm công việc của sinh viên ngành kiểm toán.

Ngành kinh tế thi khối nào

Để có thể là tham gia học một ngành trong ngành kinh tế học thì các bạn có thể theo các khối thi đại học được đề cập dưới đây.

Mã ngành:7310101

Ngành Kinh tế thông thường xét tuyển các khối sau:

  • A00:, khối Toán, Vật lý, Hóa học
  • A1: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C: Ngữ văn, Toán, Vật lý
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Các bạn học sinh nên cân nhắc dựa trên năng lực, khả năng, sở thích của mình để có thể chọn một khối thi đại học phù hợp với bản thân.

Các trường đào tạo ngành Kinh tế tại Việt Nam

Vì đây một ngành “hot” trong nền kinh tế hiện nay nên nó có nhiều sinh viên theo học kéo theo nhiều trường tổ chức đào tạo.

Vì vậy nó gây hoang mang cho các bạn học sinh không biết liệu mình nên học trường nào?

Dưới đây là một số trường từ Nam ra Bắc có sự trường tồn tại lâu đời và uy tín trong ngành kinh tế:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Ngoại thương (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
  • Đại học Hải Dương

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Kinh tế Nghệ An
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Quang Trung

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP. HCM)
  • Đại học Kinh tế TP. HCM
  • Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP. HCM)
  • Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học dân lập Lạc Hồng

Hiện nay, ngoài những trường nên trên vẫn còn nhiều trường đại học, cao đẳng cung cấp chương trình đào tạo cho ngành này.

Nhưng mỗi trường sẽ có chương trình đào tạo khác nhau, vì thế trước khi đăng ký bạn đọc nên tìm hiểu kỹ về các yếu tố như địa điểm, học phí, các chi phí liên quan khác để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Lý do nên học ngành kinh tế là gì?

Một trong những lý do chính khiến nhiều người theo đuổi các ngành kinh tế đó cơ hội làm việc. Các ngành kinh tế mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm.

Đây được xem là điều giá trị đầu tiên và quan trọng nhất mà mỗi bạn sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đều cảm nhận được một cách rõ ràng.

Một sinh viên theo ngành kinh tế luôn sẵn sàng và có thể đáp ứng được rất nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực khác nhau như: marketing, kế toán, quản trị, hành chính…

Bên cạnh đó, ngoài những kiến thức chuyên ngành, môi trường kinh tế năng động cũng chính là một cơ hội để mỗi sinh viên học được kiểm soát bản thân, định hướng trong công việc, cuộc sống tốt hơn thông qua các môn học được học tại trường.

Bạn cần những gì để học tốt ngành kinh tế?

Để học tập và làm việc tốt trong ngành Kinh tế, bạn cần có một số tố chất cơ bản sau:

  • Năng khiếu về toán học.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng phân tích vấn đề
  • Quan tâm tới các vấn đề kinh tế.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập;Kỹ năng tư duy phân tích;
  • Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo;

ngành kinh tế là gì

Không thể phủ nhận rằng, trên thực tế nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, một nhà quản trị có thể dẫn dắt được công ty đi lên thì ngoài những kiến thức chuyên ngành thì các kỹ năng mềm lại có vai trò quan trọng hơn cả.

Vì thế khi bắt đầu bất cứ ngành nghề gì, bạn đọc có kế hoạch để cân bằng giữa việc học và trao dồi các kỹ năng nhé.

Học ngành kinh tế ra trường làm công việc gì?

Các cơ hội việc làm luôn mở rộng với các sinh viên kinh tế.

Một sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tham gia các hoạt động tư vấn các vấn đề kinh tế cho các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Các cơ quan kinh tế Nhà nước ở trung ương và địa phương.
  • Các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn về các vấn đề  kinh tế vĩ mô và vi mô.
  • Làm việc trong các ngành và lĩnh vực kinh tế, trong các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức tài chính – ­tín dụng,…
  • Tiếp tục học ở các bậc sau đại học (trong và ngoài nước) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Kinh tế và Quản lý công, Kinh tế Tài chính – Ngân hàng,…).
  • Có đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô.

Các câu hỏi liên quan khác

Mức lương khi học ngành kinh tế

Chúng ta không thể đưa ra một mức lương cụ thể như thế nào cho sinh viên ngành kinh tế khi ra trường.

Thực tế mức lương này sẽ phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và những gì bạn cống hiến cho doanh nghiệp, đồng thời phụ thuộc vào từng ngành nghề mà và cấp bậc.

Một sinh viên mới ra trường có thể đạt được mức lương khởi điểm từ 5-8 triệu đồng/tháng.

Một thực tế rằng, càng nhiều kinh nghiệm và tích lũy được nhiều năng lực thì mức lương của bạn sẽ càng tăng cao.

Với những chức vụ cao trong doanh nghiệp, mức lương thậm chí lên tới vài trăm triệu đồng/tháng.

ngành kinh tế là gì

Trường đào tạo ngành kinh tế tốt nhất

Nếu bạn đã quyết định theo học ngành kinh tế thì sau đây là một số trường đào tạo kinh tế tốt nhất cả trong nước và ngoài nước mà bạn có thể cân nhắc theo học:

Đại học kinh tế – Đại học New Haven (Mỹ)

Thuộc Top 5 trường hàng đầu về đào tạo lĩnh vực kinh tế trên thế giới với một nền giáo dục tuyệt vời về tổng hợp và khoa học thông qua việc kết hợp thực hành và một giáo trình tập trung.

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cũng có thể tiếp tục theo học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại trường.

Đại học kinh tế – Đại học New Haven (Mỹ)

Đại học kinh tế – Đại học James Cook (Úc)

James Cook là một trong hai trường đại học đại học lâu đời của bang Queensland và là một trong những trường đại học hàng đầu của Úc.

Tại mỗi khóa học, trường đại học kinh tế – Đại học James Cook luôn đào tạo và cung cấp tới sinh viên những cơ hội tuyệt vời.

Tại đây sinh viên có điều kiện để ứng dụng những kiến thức thông qua các hoạt động như: thực tập sinh, làm việc ngắn hạn và thậm chí là cơ hội làm việc tại bang Queensland sau khi tốt nghiệp với rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đại học kinh tế – Đại học James Cook (Úc)

Bên cạnh các trường quốc tế, bạn có thể tham khảo top 10 trường trong nước có đào tạo các ngành kinh tế:

  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Trường Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại Học Thương Mại
  • Đại Học Ngoại Thương
  • Học Viện Tài Chính
  • Trường Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
  • Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)
  • Đại Học Kinh tế – Luật (UEL)
  • Đại Học Kinh Tế Tài Chính TP.HCM (UEF)
  • Đại Học Tài Chính – Marketing (UFM)

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi ngành kinh tế là gì cùng những thông tin liên quan. Qua bài viết ngành kinh tế là gì này, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức và có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho con đường học tập sau này. Nếu thấy hay và hữu ích, hãy LIKE và SHARE để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.