Khám phá mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Vậy mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc gồm những quả gì? Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa của từng loại quả ra sao. Hãy cùng BachkhoaWiki khám phá trong bài viết sau đây nhé!

mam-ngu-qua-ngay-tet-mien-bac

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây với khoảng năm loại quả khác nhau, thường có trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. 

Mâm ngũ quả thường được bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Mang đậm ý nghĩa nhân văn truyền thống của người Việt Nam. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của từng loại quả.

Từ “ngũ” trong mâm ngũ quả thường được hiểu là “ngũ phúc lâm môn”. Có nghĩa là cầu may mắn, giàu có, sống lâu, khỏe mạnh và bình an. 5 loại quả bày trên ban thờ phải đầy đủ không được thiếu cũng không được thừa để trọn vẹn ý nghĩa.

mam-ngu-qua-mien-bac-6

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc thường có gì? Người dân miền Bắc bản tính cẩn thận, sâu sắc, việc bày biện mâm ngũ quả đặc biệt chú ý theo thuyết ngũ hành.
Trong văn hóa phương Đông, các yếu tố góp phần tạo nên vũ trụ chính là ngũ hành. Bao gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Mỗi yếu tố mang một màu sắc và ý nghĩa khác nhau: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

mam-ngu-qua-mien-bac-6

Việc chọn mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc cũng sẽ theo màu sắc đó mà tiến hành. Thông thường sẽ có những loại quả như: Bưởi, chuối, quýt, xoài, táo, hồng…

Cách bài trí xen kẽ từng loại quả với nhau sao cho đẹp mắt nhất trong ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Mảnh đất miền Trung khí hậu khắc nghiệt. Quanh năm thiên tai bão lũ. Hoa quả không phong phú như miền Bắc, miền Nam nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung chủ yếu là có gì cúng nấy. Quan trọng là thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.

mam-ngu-qua-mien-bac-6

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “cầu sung vừa đủ xài”. Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam sẽ bao gồm các loại quả đúng với tên gọi như mong ước. Bao gồm: Mãng cầu, xoài, sung, đu đủ và quả dừa.

mam-ngu-qua-mien-bac-6
Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.

Khi bày mâm ngũ quả, đu đủ, dừa và mãng cầu sẽ được đặt lên đĩa đầu tiên. Các loại quả khác xếp chồng lên chốc sẽ đảm bảo được độ chắc chắn, không bị rơi xuống.

Một số gia đình còn bày thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

mam-ngu-qua-mien-bac-6

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả. Vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),…

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc gồm những gì?

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc mang đậm ý nghĩa phương Đông, tuân thủ theo thuyết ngũ hành. Chính vì thế, các loại quả thờ ngày Tết ở miền Bắc thường được phối theo 5 màu: Màu trắng (Kim), màu xanh (Mộc), màu đen (thủy), màu đỏ (hỏa), màu vàng (thổ).

y-nghia-mam-ngu-qua-mien-bac

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc sẽ bao gồm các loại quả phổ biến như sau:

  • Nải chuối xanh: Nải chuối xanh tượng trưng cho bàn tay ngửa lên thể hiện cho sự bao bọc, che chở cho tất cả mọi vật. Màu xanh của chuối là tượng trưng cho hành Mộc với ý nghĩa mùa xuân căng tràn sức sống, mang tới sự sung túc, bình an, đùm bọc và gắn kết cho gia đình.
  • Quả bưởi, cam: Loại quả này tượng trưng cho phúc lộc và sự viên mãn.
  • Quả phật thủ: Loại quả này có hình dáng giống với bàn tay Phật nên nó mang ý nghĩa cho sự che chở và bảo vệ. Bên cạnh đó, quả phật thủ còn mang biểu tượng của chữ Lộc, nghĩa là mong bề trên ban cho phước lộc, may mắn, đồng thời xua đi những xui xẻo.
  • Quả táo: Tượng trưng cho phú quý.
  • Quả quất, quýt: Loại quả này tượng trưng cho sự trọn vẹn. Khi có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, loại quả này thể hiện cho sự tốt lành, sung túc.

mam-ngu-qua-mien-bac-6

Khi bày mâm ngũ quả, các loại trái cây thường được xếp xen kẽ với nhau để tạo nên nét hài hòa, cân đối và hợp với phong thủy. Cầu mong: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Ngày nay, các loại trái cây tại miền Bắc đã đa dạng hơn rất nhiều. Vì thế nên mâm ngũ quả ngày Tết tại đây cũng phong phú hơn. Các gia đình có thể chọn nhiều loại trái cây hơn dưa hấu, táo, lựu, hồng xiêm… nhưng sự hài hòa giữa các màu sắc của quả vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

Cách chọn các loại quả bày trong ngày Tết

Thông thường, mâm ngũ quả sẽ được chuẩn bị và dâng lên bàn thờ tổ tiên vào đêm 30 Tết. Vì vậy khi chọn các loại quả bày trong ngày Tết cần lưu ý như sau:

  • Không nên lựa chọn những loại quả đã chín, tránh khi bày trí lên mâm ngũ quả 3 ngày Tết chúng có thể bị chín, lá úa và vỏ mềm. Bạn nên lựa những quả già chưa chín hẳn để khi bày lên mâm ngũ quả thì chúng vừa chín tới và không bị hư thối.
  • Chọn những quả vừa cắt cây, màu sắc tươi mới và còn nguyên cuống lá xanh. Quả không bị dập, trầy xước. Sau khi rửa trái cây, bạn nên lau lại trái cây bằng khăn sạch để tránh chúng nhanh bị héo, hỏng do đọng nước.

mam-ngu-qua-mien-bac-6

Cách bày mâm ngũ quả đẹp, đơn giản và ý nghĩa

Trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây màu sắc tuân theo ngũ hành.

Nải chuối xanh bao giờ cũng được đặt ở dưới cùng giống bàn tay nâng đỡ, thể hiện sự che chở, bao bọc. Quả bưởi hoặc phật thủ sẽ được đặt ở chính giữa nải chuối màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.

Những loại quả khác sẽ được bày biện xung quanh sao cho hài hòa, cân đối nhất. 

mam-ngu-qua-mien-bac-6

Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì có màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt – biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.

Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả được sử dụng để thờ cúng tổ tiên, cầu chúc cho một năm mới bình an. Chính vì thế mọi loại quả được sử dụng để bày mâm ngũ quả đều phải được trau chuốt một cách tỉ mỉ nhất. Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc như sau:

  • Không bày hoa quả giả: Nhiều gia đình vì để tiết kiệm chi phí đã bày loại hoa quả này lên bàn thờ. Đây là một trong những điều tối kỵ trong phong thủy. Hoa quả giả khi bày lên bàn thờ thể hiện sự bất kính không tôn trọng với ông bà tổ tiên. Gia đình gặp vận hạn xui xẻo, con đường tiền tài, lợi lộc kém phát triển.
  • Không chọn những loại quả chín quá bày lên mâm ngũ quả: Việc chọn những loại quả quá chín sẽ không để được lâu, khiến quả nhanh hỏng hơn. Thay vào đó bạn có thể mua quả có độ xanh chín phù hợp, không quá xanh cũng không quá chín. 
  • Hoa quả bày biện phải được bảo quản cẩn thận tại nơi trang nghiêm: Không đặt vào những nơi ô uế. Không được “nếm” trước khi đặt lên ban thờ.
  • Mâm ngũ quả không cần phải hợp với mệnh gia chủ: Nhiều gia đình mê tín thường cho rằng việc chọn lựa mâm ngũ quả cần phải dựa theo số mệnh của gia chủ mới đảm bảo may mắn.

Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm vô tình làm tốn rất nhiều thời gian. Bày quả theo mệnh chưa chắc đã đem lại may mắn cho gia đình trong năm mới. Chỉ cần bày biện sao cho hợp với văn hóa truyền thống là được.

mam-ngu-qua-mien-bac-6

Mỗi dịp tết đến xuân về, những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc được các thế hệ cùng nhau lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mâm ngũ quả với ý nghĩa nhân văn của mình sẽ là biểu tượng gắn kết, là nơi gửi gắm ước nguyện của từng gia đình. 

BachkhoaWiki kính chúc các độc giả thật nhiều sức khỏe, đón Tết sum vầy, an nhiên.

mam-ngu-qua-ngay-tet-mien-bac

Xem thêm:

Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết khám phá mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa
Đừng quên like, share bài viết và thường xuyên ghé thăm BachkhoaWiki để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa nhé!