Malware là gì? 7 cách giúp phòng tránh malware cho thiết bị của bạn

Hiện nay, các tin tặc, hacker thường dùng malware để tấn công máy chủ, laptop của người dùng nhằm mục đích phá hoại hay ăn cắp thông tin cá nhân. Vậy malware là gì? Nó nguy hiểm cho máy tính như thế nào? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về malware và cách phòng tránh malware nhé!

malware là gì

Malware là gì?

Định nghĩa malware là gì?

Malware là gì? Malware là thuật ngữ dùng để chỉ các mã độc và chương trình có khả năng cản trở hoặc vô hiệu hóa hoạt động bình thường của các thiết bị di động, máy tính hay hệ thống mạng.

Nói cách khác, malware là phần mềm độc hại mà tin tặc sử dụng để tấn công và truy cập vào thông tin nhạy cảm của cá nhân hay tổ chức nào đó.

malware là gì

Một số khái niệm liên quan đến malware

Sau khi đã biết malware là gì, chúng ta cùng tìm hiểu các khái niệm liên quan để hiểu rõ hơn về malware nhé!

Malwarebytes là gì?

Malwarebytes là phần mềm chống lại malware và các mối đe dọa từ những mã độc tinh vi của các tin tặc, hacker, mang lại cảm giác yên tâm cho người sử dụng. Đây là phần mềm bảo vệ cho iOS, macOS, Android và Microsoft, được phát triển bởi Malwarebytes Corporation.

Malware detected là gì?

Malware detected là một thông báo cho biết máy tính bạn đã bị nhiễm mã độc hay phần mềm độc hại nào đó. Khi đó, bạn nên có cách xử lý để loại bỏ phần mềm độc hại đó càng sớm càng tốt.

Fileless malware là gì?

Như tên gọi của nó, Fileless malware là phần mềm độc hại không tồn tại ở dạng bất kỳ loại file nào.

Nó sẽ xâm nhập và hoạt động trên bất kỳ máy tính mà không cần một nơi trú ngụ nào trên hệ thống file. Điều này khiến Fileless malware khó bị phát hiện và loại bỏ.

Malware attack là gì?

Malware attack hay tấn công bằng phần mềm độc hại là hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay.

Các phương thức tấn công bao gồm: virus và worm (sự lây lan nhanh của phần mềm độc hại), spyware (phần mềm gián điệp), ransomware (mã độc tống tiền),…

Cơ chế hoạt động của malware

Malware thường xâm nhập vào máy tính bằng cách lừa người dùng tải, cài đặt phần mềm nào đó hoặc click vào những quảng cáo trên màn hình.

Sau khi thâm nhập được vào thiết bị, malware sẽ thực hiện các hoạt động tấn công như:

  • Tự động sao chép, nhân bản các phần khác nhau trong hệ thống file.
  • Tự động cài đặt các ứng dụng chạy ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ hệ thống, đồng thời chiếm dụng keystroke và tài nguyên commandeer system.
  • Chặn người dùng truy cập vào các file, chương trình hoặc hệ thống và lấy những dữ liệu cá nhân quan trọng tống tiền người dùng.
  • Tấn công trình duyệt hay desktop bằng liên tục những quảng cáo.
  • Làm hệ thống chậm lại hoặc phá vỡ luôn các thành phần thiết yếu của hệ thống, khiến cho thiết bị không hoạt động được.

malware là gì

Có những loại malware nào?

Virus là gì?

Virus có lẽ là malware mà người dùng được nghe nhắc tới nhiều nhất vì nó vô cùng nguy hiểm cho thiết bị.

Khi virus malware xâm nhập vào thiết bị, nó sẽ lây lan khắp các phần mềm và gây nguy hiểm cho phần cứng với tốc độ rất nhanh.

Tuy nhiên ngày nay, virus máy tính không phổ biến lắm, chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số các phần mềm độc hại.

Trojan là gì?

Trojan là một vũ khí lợi hại của tin tặc bởi vì nó cải trang thành một chương trình chính chủ hợp pháp và giúp máy tính thoát khỏi sự tấn công của virus.

Nhưng về bản chất, Trojan chứa những kiến trúc độc hại. Khả năng tồn tại lâu hơn cả virus khiến cho sức phá hủy của nó trở nên rất khủng khiếp.

Ransomware là gì?

Ransomware là các chương trình phần mềm độc hại ngăn chặn bạn truy cập vào thiết bị và mã hóa dữ liệu để tống tiền người dùng qua hình thức thanh toán bằng tiền điện tử.

Malware này thường làm tê liệt hệ thống dữ liệu của các tổ chức lớn như: bệnh viện, công ty, sở cảnh sát,…

Phishing là gì?

Phishing hay còn được gọi là tấn công giả mạo là hình thức tấn công mạng tinh vi. Kẻ tấn công sẽ giả thành một tổ chức uy tín để lừa đảo người dùng cung cấp thông tin cá nhân cho chúng.

Thông thường chúng sẽ lấy được thông tin về tài khoản, mật khẩu giao dịch của thẻ tín dụng bằng cách giả mạo thành tổ chức ngân hàng, công ty ví điện tử, các trang web giao dịch trực tuyến,…

Spywares là gì?

Chức năng chính của Spywares không phải là thu thập dữ liệu như các loại malware khác, mà nó chuyên sao chép dữ liệu và theo dõi các hoạt động của người dùng.

Chúng sẽ quan sát bất kỳ dữ liệu nào được nhập vào hay xuất ra rồi cung cấp thông tin lại cho bên thứ ba.

Adwares là gì?

Adwares là chương trình phần mềm giúp các quảng cáo hiển thị lên màn hình của người dùng. Các chương trình này ngụy trang thành các phần mềm hợp pháp hoặc ẩn mình trong một chương trình khác để lừa người dùng tải về và cài đặt.

Từ đó nó có thể theo dõi vị trí, hoạt động tìm kiếm của người dùng một cách dễ dàng.

Cách phòng tránh malware

  • Hiểu rõ malware là gì, cơ chế hoạt động để nhận ra dấu hiệu nhiễm malware từ đó ngăn chặn, hạn chế malware xâm nhập ngay từ đầu.
  • Không nên tải và sử dụng phần mềm, ứng dụng của những nhà cung cấp không rõ ràng.
  • Không được nhấp vào những quảng cáo pop-up lạ khi mở một trang web nào đó.
  • Cảnh giác với những tên miền có đuôi lạ.
  • Không nên cung cấp thông tin cá nhân hay thông tin nhạy cảm cho bên thứ ba hoặc nhấp vào liên kết lạ.
  • Thường xuyên cập nhật hệ điều hành, plugin và phần mềm.
  • Cài đặt các phần mềm diệt malware: Kaspersky Internet Security, AVG AntiVirus, Avast Antivirus, Bkav,…

malware là gì

Cách xử lý khi bị nhiễm malware

  • Sao lưu dữ liệu cá nhân: Bạn cần sao lưu dữ liệu của mình để đảm bảo không bị mất. Nhưng không nên sao lưu tất cả vì rất có thể một số dữ liệu đã bị nhiễm malware.
  • Ngắt kết nối internet: Ngắt kết nối internet nên là việc làm rất cần thiết để ngăn chặn hoặc hạn chế khả năng hoạt động của malware.
  • Khởi động chế độ Safe Mode: Khi khởi động Safe Mode, bạn có thể hạn chế các thành phần không cần thiết hoạt động, ngăn cản malware xâm nhập.
  • Xác định malware và tìm cách loại bỏ: Bạn cần xác định được đó là loại malware gì, sau đó tham khảo các bài báo, diễn đàn để biết cách loại bỏ chính xác malware đang xâm nhập vào máy tính của bạn.
  • Thay đổi mật khẩu: Bạn nên thay đổi tất cả các mật khẩu server, host và các tài khoản để không bị đánh cắp thông tin.

malware là gì

Ví dụ về Malware

Có một vài ví dụ khá điển hình khi nhắc đến malware như Wannacry – cuộc tấn công “muốn khóc” đình đám năm 2017. Khi máy tính bị nhiễm mã độc này, người dùng hoặc máy tính trong hệ thống doanh nghiệp sẽ tự động mã hóa hàng loạt các tập tin theo những định dạng mục tiêu. Hậu quả là người dùng buộc phải trả một khoản tiền khá lớn để lấy lại dữ liệu đó.

Hay như mới đây, các nhà nghiên cứu từ công ty an ninh mạng Zecops đã phát hiện ra malware có khả năng giả vờ tắt iPhone để theo dõi người dùng qua camera. Theo đó, các nhà nghiên cứu gọi kỹ thuật tấn công mới này là NoReboot. Thậm chí, khi người dùng khởi động lại iPhone, malware này có thể phát ảnh có logo Apple để khiến người dùng tin rằng điện thoại vẫn đang hoạt động bình thường.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin hữu ích để bạn hiểu malware là gì, cách để phòng tránh và xử lý malware. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy Like và Share để BachkhoaWiki có thể cung cấp cho bạn thêm nhiều bài viết hữu ích nữa nhé.