Kỷ luật là gì? Đặc điểm và trách nhiệm kỷ luật mà ai cũng phải biết

Bạn có biết kỷ luật là gì? Bạn có biết tính kỷ luật quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của xã hội hay đặc điểm và trách nhiệm của kỷ luật là gì không? Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu ngay thôi nào!

kỷ luật là gì

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật mặc dù là một cụm từ vô cùng quen thuộc nhưng chưa có nhiều người chưa chắc đã nêu được định nghĩa chính xác nhất.

Vậy kỷ luật là gì? Đó là những quy định hay quy ước chung của một tập thể, cộng đồng trong phạm vi nhỏ hẹp như trường học và lớp học mà mọi người bắt buộc phải thực hiện theo.

Kỷ luật bản thân là gì?

Để có được thành công trong cuộc sống nhiều người đã tự xây dựng nên lối sống và tự rèn luyện theo kỷ luật bản thân.

Đó thực sự là cả một quá trình đầy gian truân và nhiều sự thử thách.

Kỷ luật bản thân là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản đó là khả năng tự kiểm soát và tự kiềm chế tính cách và hành vi để có thể thực hiện được những mục tiêu của mình.

Kỷ luật quân đội là gì?

Bạn có biết kỷ luật quân đội chính là sự cụ thể hóa những chủ trương, chính sách đường lối của Đảng dựa trên đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của quân đội.

Kỷ luật trong quân đội luôn được thực hành một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử.

kỷ luật là gì

Tính kỷ luật là gì?

Khi đã định nghĩa được kỷ luật là gì thì bạn sẽ hiểu hơn về tính kỷ luật, sau một quá trình rèn luyện và phấn đấu thực hiện theo những nguyên tắc hay những chuẩn mực đạo đức thì bạn sẽ hình thành được tính kỷ luật trong tính cách của mình.

Trong bài 5 pháp luật và kỷ luật là gì GDCD 8 cũng đã nêu rất rõ bạn phải làm gì để trở thành một người có tính kỷ luật.

Đây chắc chắn là một bài học đầu đời quan trọng để định hướng được tính cách sau này cho mỗi con người phải không nào?

Đặc điểm của tính kỷ luật

Một số đặc điểm chính của tính kỷ luật mà bạn nên biết:

  • Bạn hiểu và biết mình phải cư xử và hành động như thế nào để không vi phạm quy tắc của bản thân.
  • Nhận thức hay ý thức được mọi hành vi của bản thân cũng thể hiện rằng bạn là một người có tính kỷ luật cao.
  • Bạn quyết tâm thực hiện được những kỷ luật mà bạn đặt ra cho mình.
  • Tính kỷ luật được hình thành hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự can đảm của bạn.

 Lợi ích của tính kỷ luật với sự phát triển của xã hội

Với sự phát triển của xã hội thì những người có tính kỷ luật cao luôn thành công và được nhiều người nể trọng. Dưới đây là một vài lợi ích của tính kỷ luật đối với xã hội:

  • Xã hội sẽ ngày càng trở nên văn minh và hiện đại hơn.
  • Tính kỷ luật luôn hướng đến những điều tốt đẹp và sự tiến bộ hơn cho một tổ chức hay tập thể
  • Tính kỷ luật tạo nên sức mạnh và góp phần tạo dựng một cuộc sống tích cực hơn

kỷ luật là gì

Trách nhiệm kỷ luật là gì?

Bạn có biết trách nhiệm của kỷ luật là gì hay không? Đó chính là trách nhiệm pháp lý được áp dụng cho các cán bộ, công chức, viên chức khi một tập thể hay cá nhân vi phạm kỷ luật hay quy tắc trong công vụ và vi phạm pháp luật ở mức nhẹ không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Bạn cần nhớ ngay một vài nguyên tắc khi xử lý kỷ luật cho cán bộ, công chức, viên chức:

  • Trách nhiệm kỷ luật được thực hiện dựa trên nguyên tắc công bằng, nghiêm minh, khách quan, công khai, minh bạch và thực hiện đúng theo pháp luật.
  • Với mỗi hành vi vi phạm thì người vi phạm sẽ bị xử lý bằng một hình thức kỷ luật. Trong trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức có từ 2 hành vi vi phạm trở lên sẽ bị xử lý theo từng vi phạm. Với trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hay bãi nhiệm chức vụ thì sẽ không tách riêng từng nội dung vi phạm để xử lý.
  • Căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, thái độ tiếp thu, cố gắng khắc phục hậu quả để xem xét thi hành xử lý kỷ luật.
  • Trong khi xử lý kỷ luật nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm thân thể, tinh thần và danh dự.
  • Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục vi phạm thì bị coi là tái phạm. Từ 24 tháng trở lên thì được coi là vi phạm lần đầu nhưng có thêm tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật.

kỷ luật là gì

 Những hành vi nào bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Dưới đây là một vài hành vi bị xử lý kỷ luật theo điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định:

  • Người có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công viên chức
  • Hành vi vi phạm những việc công viên chức hay cán bộ không được làm
  • Hành vi vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức, đơn vị, cơ quan, nơi làm việc
  • Người có hành vi vi phạm pháp luật, lối sống, đạo đức khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Xem thêm:

Trên đây là tất cả những kiến thức về kỷ luật, tính kỷ luật, đặc điểm và trách nhiệm của kỷ luật mà BachkhoaWiki muốn chia sẻ cho bạn. Hãy Like và Share bài viết này ngay cho bạn bè của bạn nhé!