Kombucha là gì? “Thuốc tiên bất tử” từ nguyên liệu tự nhiên 100%

Thời gian gần đây những lời đồn thổi trên khắp diễn đàn về kombucha như một thức uống “vàng” với những tác dụng như: hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa, giải độc, bảo vệ chức năng gan… Nếu bạn đang cảm thấy bối rối liệu bạn có nên sử dụng kombucha không thì hãy cùng BachkhoaWiki giải mã sự thật kombucha là gì ngay bài viết dưới đây nhé!
kombucha là gì

Kombucha là gì?

Kombucha hay gọi tắt là “Booch” – có xuất xứ từ vùng Viễn Đông khoảng 2000 năm trước và được nhiều người mệnh danh là “Trà bất tử”.

Kombucha là theo cách gọi quen thuộc của người Nhật, còn người Trung Quốc thường gọi kombucha với những cái tên như: nấm thủy sinh, nấm Trường sinh và Thủy Hoài Sâm.

Ngày nay, mức độ phổ biến của kombucha bao phủ rộng rãi tại các nước phát triển như Mỹ, Nga, Úc, Đức, New Zealand,… Và được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: trà Nga (Russian tea), trà Mãn Châu (Manchurian tea) hay trà thủy sâm (Kargasok tea)…

Định nghĩa trà kombucha là gì?

Trà kombucha hay trà giấm lên men là một thức uống được lên men nhờ men tự nhiên (con giống) scoby được nuôi trong trà xanh, đen, trà ô lông, trà kukicha hoặc bạch trà và đường (từ nhiều loại khác nhau gồm đường mía, trái cây hay mật ong).

Trà giấm sau khi lên men sẽ có vị ngọt nhẹ kết hợp chua dịu như giấm, hương thơm của trà hòa quyện cùng các loại trái cây tự nhiên và có hơi gas nhẹ.
Vì thế trà kombucha là một thức uống giải khát phù hợp cho những người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe.

Một số khái niệm có liên quan

Scoby kombucha là gì?

scoby kombucha là gì
Scoby là viết tắt của cụm từ Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast – khuẩn lạc cộng sinh của vi khuẩn và nấm men, một dạng nguyên liệu (con giống) sử dụng trong quá trình lên men và sản xuất đồ uống kombucha.

Hình dạng scoby về cơ bản trông giống miếng cao su hình tròn, khá dày, có cấu trúc như thạch jelly màu trắng đục và mùi nhẹ như giấm. Kích thước scoby thay đổi theo độ tuổi.

Nếu ngửi scoby kombucha thấy mùi bất thường của nấm mốc hoặc phô mai thì rất có thể nó đã bị hư hỏng, nên bỏ đi và không thể tiếp tục sử dụng.

Scoby kombucha có cấu trúc hình đĩa, chủ yếu ở dạng chất xơ không hòa tan (cellulose). Scoby là nơi sinh sống của nhiều loại nấm men và vi khuẩn hỗ trợ quá trình lên men.

Kombucha tea là gì?

kombucha tea là gì
Kombucha tea là một loại trà lên men được làm từ trà, đường, vi khuẩn và men. Sau 7-10 ngày ngâm scoby kombucha (nấm) trong trà ngọt, bạn sẽ có được một thức uống có gas lên men không ngọt như vậy.

Kombucha tea có vị và mùi giống như một sản phẩm lên men, giữa rượu táo và trà. Hương vị của kombucha tea tùy thuộc vào loại lá trà được sử dụng và hương liệu được thêm vào. Kombucha tea chứa giấm, vitamin B và một số hợp chất hóa học khác.

Chất dinh dưỡng có trong kombucha

Tùy thuộc công thức điều chế trà giấm lên men và liều lượng của nguyên liệu sẽ tạo ra hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.

  • Loại trà được dùng để lên men làm cho sản phẩm có chứa hàm lượng caffeine, EGCG, các chất chống oxi hóa… khác nhau.
  • Thời gian lên men tạo ra hàm lượng vi khuẩn, nồng độ cồn, nồng độ các vi chất cũng như nồng độ acid trong kombucha khác nhau. Thông thường thời gian càng lâu thì nồng độ các chất này càng tăng.

chất dinh dưỡng có trong kombucha
Theo thống kê của USDA, một cốc (8 ounce) kombucha thông thường chứa:

  • Lượng calo: 30
  • Chất đạm: 0 gram
  • Chất béo: 0-1 gram
  • Natri: 2-10 miligam
  • Carbohydrate: 4-6 gam (trong dạng đường)
  • Chất xơ: 0 gram
  • Cholesterol: 0 gram

Trà Kombucha chứa nhiều vitamin B, bao gồm:

  • Thiamine
  • Riboflavin
  • Niacin
  • Folate
  • B6
  • B12

Hầu hết trà kombucha cũng chứa vitamin C, axit axetic, axit lactic và vi khuẩn tốt. Vì kombucha được làm bằng lá trà từ cây Camellia sinensis nên nó cũng chứa nồng độ cao của chất chống oxi hóa có lợi cho sức khỏe (EGCG).
Bên cạnh đó, kombucha cũng có thể chứa một lượng nhỏ rượu do quá trình lên men và chứa nhiều hợp chất phytochemical có từ trà được sử dụng để làm đồ uống.

Tác dụng của kombucha là gì?

Theo công bố của các nhà nghiên cứu từ Đại học Latvia trên Tạp chí Dược Thực phẩm 2014, cho rằng: “Kombucha có tác dụng hiệu quả trong việc duy trì và hồi phục sức khỏe thông qua 4 đặc tính chính là thải độc, cân bằng oxy hoá, bổ sung năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch”.

tác dụng của kombucha là gì

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong quá trình lên men kombucha hình thành các chất chống oxi hóa mạnh là D-saccharic acid-1, 4-lactone (DSL) hỗ trợ cân bằng oxy hoá và các tình trạng ức chế miễn dịch, chống lại các tổn thương tế bào, bệnh viêm nhiễm, khối u và trạng thái suy giảm miễn dịch.

Cung cấp lợi khuẩn tự nhiên

Kombucha cung cấp nguồn lợi khuẩn probiotics, axit hữu cơ, chất chống oxi hóa, vitamin B, polyphenols, EGCG có tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với “phái đẹp”:

  • Probiotic, Vitamin B – Tăng cường hệ miễn dịch
  • Probiotic, Enzyme – Bảo vệ hệ tiêu hóa
  • EGCG, Axit Axetic – Thúc đẩy giảm cân
  • Antioxidant, Polyphenol – Trẻ hoá làn da
  • Vitamin và Khoáng chất – Tái tạo năng lượng
  • Axit Gluconic – Thanh lọc cơ thể

Ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư

Trong nghiên cứu trong ống nghiệm, nhờ vào nồng độ polyphenol cao trong trà và chất chống oxi hóa cao, kombucha đã giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.

Theo như bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Các câu chuyện Ung thư (Cancer Letters) phát hiện axit glucaric trong kombucha giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Thông tin từ báo chí cho thấy rằng Tổng thống Reagan uống kombucha mỗi ngày để hỗ trợ đẩy lùi cuộc chiến chống ung thư dạ dày của mình.

Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa

Trà kombucha sản sinh ra một lượng men vi sinh lớn (lợi khuẩn Probiotics) và enzym có lợi, giống với men vi sinh đường ruột tự nhiên trong hệ tiêu hóa con người, chống lại các vi khuẩn có hại trong bộ máy tiêu hoá.

Probiotics giúp cân bằng hệ tiêu hóa, phục hồi vi khuẩn có lợi bằng cách tiêu diệt các nấm men candida, giảm đầy hơi, giảm cholesterol, enzyme được bổ sung thường xuyên.

Các chất chống oxi hóa trong loại trà “2000 tuổi” này giúp trung hòa các gốc tự do. Ngoài ra, kombucha có khả năng phòng ngừa và làm lành các tổn thương ở ruột và viêm loét dạ dày.

Hỗ trợ giảm cân

Theo nhiều nghiên cứu từ năm 2005 cho thấy kombucha cải thiện quá trình trao đổi chất và hạn chế sản sinh chất béo.

Ngoài ra, kombucha cũng có thể hỗ trợ quá trình giảm cân an toàn và hiệu quả vì chứa hàm lượng cao hợp chất axit axetic tự nhiên và các polyphenol.
Bên cạnh đó, kombucha cũng chứa nhiều EGCG, một hợp chất tự nhiên có nhiều trong trà xanh, hỗ trợ cực kỳ tốt cho quá trình giảm mỡ thừa trong cơ thể.

Hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường type II                                                       

Từ năm 2012 đã có nghiên cứu trên chuột mắc bệnh đái tháo đường đưa ra bằng chứng cho thấy kombucha (đặc biệt là khi làm từ trà xanh) có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa carbs, giảm lượng đường trong máu.

Theo nghiên cứu đánh giá của gần 300.000 đối tượng, kết quả thể hiện những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 18% so với những người không sử dụng.

Đồng thời, kombucha có chứa chất chống oxi hóa làm giảm ít nhất 70% các độc tố trong gan, giúp thanh lọc toàn bộ cơ thể, cải thiện đáng kể chức năng gan và thận.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các nghiên cứu trên chuột vào năm 2012 và 2015 cho thấy kombucha có thể cải thiện đáng kể các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, chỉ trong vòng 30 ngày.
Bên cạnh đó, kombucha tea (đặc biệt là trà xanh) bảo vệ các hạt cholesterol LDL khỏi quá trình oxi hóa – nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tim mạch.
Thực tế, những người uống kombucha có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn tới 31% so với những người không uống.

Tác hại của trà kombucha là gì?


tác hại của trà kombucha là gì

  1. Mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của một số giống

Một số loại trà kombucha – đặc biệt là các giống homebrewed – không được khử trùng rất dễ mang vi khuẩn có hại.
Ngoài ra, trà kombucha homebrewed có thể chứa hơn 3% cồn, có khả năng nhiễm bẩn cao hơn, dễ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí tử vong.
Người có hệ miễn dịch yếu, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng trà kombucha homebrewed.

  1. Tiêu thụ quá nhiều caffein

Kombucha tea thường được làm từ lá trà xanh hoặc đen, đều chứa caffeine tự nhiên.
Mặc dù caffeine có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên đối với những người nhạy cảm caffeine, việc tiêu thụ quá nhiều kombucha tea có thể mang lại các tác dụng phụ như bồn chồn, lo lắng, ngủ kém và đau đầu.

  1. Có thể gây đau đầu hoặc đau nửa đầu

Thực phẩm và đồ uống lên men, chẳng hạn như kombucha, có thể chứa nhiều tyramine, một loại axit amin tự nhiên gây đau đầu và đau nửa đầu ở một số người.

  1. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi

Hợp chất FODMAPs trong kombucha – các loại carbohydrate có thể gây khó tiêu ở người, đặc biệt là những người mắc hội chứng ruột kích thích.
Hàm lượng đường trong trà cao nên khi tiêu thụ quá nhiều, cơ thể có thể bị tiêu chảy.

Cách nuôi kombucha

Nguyên liệu và dụng cụ:

  • Trà xanh, hoặc trà đen: 4 gram (tương đương 2 túi trà lọc).
  • Đường trắng: 100 gram.
  • Nước trắng: 1 lít.
  • Bình thủy tinh miệng rộng: dung tích 3 – 5 lít.
  • Con giống scoby: số lượng 1 con.
  • Khăn vải mỏng

Lưu ý:

  • Nước trà đường dùng để nuôi kombucha theo công thức: 1 lít nước + 100g đường + 4g trà.
  • Chỉ nên sử dụng bình thủy tinh thay vì bình nhựa hoặc kim loại vì khi lên men sẽ tạo ra axit.
  • Vệ sinh và khử trùng bình sạch sẽ trước khi sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đun sôi 1 lít nước, thả 2 túi trà ngâm trong 5 phút rồi thêm 100g đường vào, khuấy đều. Sau đó, để nguội rồi đổ vào bình thủy tinh.
  • Bước 2: Rửa sạch tay, đeo găng tay để đảm bảo vệ sinh, rửa sạch con nấm scoby với nước để loại bỏ chất dơ và thả nhẹ vào bình thủy tinh.

Lưu ý: Hãy thật cẩn thận khi tiến hành bước này vì scoby rất trơn. Nếu nấm scoby còn nhỏ, mỏng thì không cần rửa lại để tránh làm rách scoby.

  • Bước 3: Dùng khăn vải mỏng phủ lên miệng bình rồi cột lại bằng dây thun để vi khuẩn cũng như côn trùng không thể xâm nhập, tạo điều kiện thuận lợi để trà dễ lên men hơn.

Lưu ý: Scoby là loại nấm men cần không khí để trao đổi chất thì mới sinh sản được. Nên dùng loại khăn mỏng như khăn mùng, khăn xô mỏng thay vì khăn dày, kín để phủ lên bình.

  • Bước 4: Đặt bình vào chỗ mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào và không đặt cạnh những nơi sinh ra nhiệt nhiều như các đồ lên men, lò vi sóng, bếp gas,…
  • Bước 5: Sau vài ngày, nấm sẽ sinh thêm con và chúng sẽ nổi lên mặt nước. Cứ cách khoảng 3 ngày, bạn nên kiểm tra 1 lần để xem vị chua của nấm có hợp khẩu vị hay chưa? Lưu ý khi nếm thử trà phải dùng muỗng sạch.

Lưu ý: Scoby là một con giống ưa “sự yên tĩnh”. Vậy nên hạn chế di chuyển quá nhiều hoặc dùng muỗng nếm thử liên tục.
Bởi làm vậy dễ khiến kombucha khó tạo thành một lớp vững chắc, bên cạnh đó việc mở nắp bình liên tục cũng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào làm hỏng kombucha.

  • Bước 6: Khi nếm thử trà đạt được mùi vị về độ chua và ngọt phù hợp thì tạm ngưng quá trình lên men, chắt lấy nước cho vào chai khác rồi cất trong tủ lạnh dùng dần.

Khi uống chỉ cần pha thêm nước trái cây, các loại thảo mộc hoặc trái cây cắt lát tùy thích vào để có hương thơm và vị dễ uống hơn. Phần nấm còn lại thì có thể cho vào lọ khác để tiếp tục quá trình nuôi.

cách nuôi kombucha

Một số lưu ý khi uống kombucha

một số lưu ý khi uống kombucha

  • Nếu bạn đang mắc chứng bệnh nào đó thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi vì bên cạnh các lợi ích thì kombucha cũng gây nên những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.
  • Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, trọng thương, phụ nữ trong giai đoạn mang thai và đang cho con bú thì không nên sử dụng loại trà này, vì trong trà có chứa lượng nhỏ caffeine và cồn, không tốt cho thai nhi và có thể gây đau bụng ở trẻ sơ sinh.

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thấp, các loại vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu và gây ra bệnh.

Ngay cả dù bạn đang trong tình trạng sức khỏe tốt, khi uống kombucha cũng cần phải để tâm đến liều lượng. Bởi vậy chỉ nên bắt đầu với việc uống không quá 120ml trà kombucha trong ngày, sau đó thì uống tăng dần khi cơ thể đã kịp thích ứng với trà.

  • Không nên bảo quản kombucha trong ngăn đá mà chỉ nên để ngăn mát, sử dụng trong vòng 1-3 ngày vì đây là thức uống có gas.
  • Không dùng trà kombucha đã lên men quá lâu, quá hạn sử dụng hoặc bị hỏng vì hương vị và chất lượng thay đổi, dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa không nên sử dụng trà kombucha bởi những lợi khuẩn trong trà dễ làm cho hệ tiêu hóa bị kích ứng. Tuy nhiên nếu cảm thấy thích thì bạn cũng có thể thử một chút, sau đó lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cho phù hợp nhé!
  • Đối với người bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 240ml kombucha tea vì thành phần trà có chứa đường và calo, đặc biệt dễ gây say nếu sử dụng nhiều bởi trong kombucha cũng có chứa cồn.
  • Những người bị tiểu đường hay các vấn đề tiêu hoá, rối loạn lo âu đều nên cẩn trọng vì trong kombucha chứa đường, caffeine và cồn dù chỉ là lượng rất nhỏ.
  • Đối với bệnh nhân HIV/AIDS: do hệ miễn dịch đã bị suy giảm nghiêm trọng, không chống đỡ được một số vi khuẩn có hại do men sinh ra, đặc biệt đối với kombucha tea tự làm thường khó đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến.
  • Nên đựng đồ uống kombucha trong chai, ly thủy tinh để không gây biến chất, ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng.

Xem thêm:

Thông qua bài viết trên, BachkhoaWiki đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi kombucha là gì? Nếu thấy bài viết hữu ích dành cho bạn hãy like, share và tiếp tục ủng hộ bằng cách theo dõi các bài viết tiếp theo trên BachkhoaWiki nhé!