KNO3 có kết tủa không? Cách điều chế và ứng dụng của KNO3 trong đời sống

Kali nitrat (KNO3) là hợp chất thuộc nhóm muối nitrat, hiện được dùng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất. Hãy theo dõi bài viết của BachkhoaWiki để tìm hiểu KNO3 có kết tủa không nhé.

Khối lượng mol 101.1032 g/mol
Khối lượng riêng 2.11 g/cm³
Điểm nóng chảy 334 °C
Điểm sôi 400 °C

KNO3 có kết tủa không

KNO3 là chất gì?

Nguồn gốc của KNO3

KNO3 là một hợp chất hóa học có tên gọi là kali nitrat, là hợp chất thuộc nhóm muối nitrat. Thành phần gồm 13,8% nitơ và kali oxit chiếm 46,6%. Ngoài ra KNO3 còn có tên gọi khác là nitrat lửa hoặc nitrat đất.

KNO3 còn được biết đến như một tiêu thạch khoáng sản và là một nguồn rắn tự nhiên của nitơ.

Cấu trúc của KNO3

Cấu trúc tinh thể của KNO3 được thể hiện trong hình dưới đây.

KNO3 có kết tủa không

Các quả cầu màu tím tương ứng với các ion K+, trong khi màu đỏ và màu xanh lần lượt là các nguyên tử oxy và nitơ. Cấu trúc tinh thể KNO3 là trực giao ở nhiệt độ bình thường.

Tính chất vật lý và hóa học của KNO3

Tính chất vật lý của KNO3:

  • KNO3 là tinh thể có dạng hình thoi, trong suốt không màu hoặc tinh thể kim cương hoặc bột trắng, không mùi, không độc hại, có vị mặn và cảm giác mát lạnh.
  • Khó kết tủa.
  • Mật độ tương đối là 2.019 (16°C).
  • Điểm nóng chảy là 334 °C.
  • Điểm sôi: 400 °C.
  • Độ hòa tan: 35g /100ml
  • Tan nhanh trong nước và tan nhanh hơn khi nhiệt độ tăng. Có tan trong amoniac và glycerin lỏng, không tan trong ethanol và ether tuyệt đối.

Tính chất hóa học:

  • Phản ứng oxi hóa khử của KNO3:

S + 2KNO3 + 3C -> K2S + N2 + 3CO2

Đây còn được gọi là phản ứng bột đen, lưu huỳnh và kali nitrat là chất oxy hóa.

  • Phản ứng oxi hóa khử:

6FeSO4 + 2KNO3 (đậm đặc) + 4H2SO4  ->  K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O

  • Phản ứng phân hủy để tạo oxi

2KNO3  -> 2KNO2 + O2↑( trong điều kiện nhiệt độ cao)

Cách điều chế KNO3

Dấu hiệu nhận biết của KNO3

Dựa vào các đặc điểm, tính chất vật lý, hóa học đã kể trên, người ta có thể nhận biết được KNO3.

Ví dụ: dựa vào hình dạng, mùi vị, điểm sôi, nóng chảy, mức độ hòa tan trong nước,…

KNO3 có kết tủa không

KNO3 có kết tủa không?

KNO3 có kết tủa không?

KNO3 không kết tủa nhưng dễ dàng hòa tan trong nước, tan nhanh hơn khi nhiệt độ tăng. KNO3 còn hòa tan trong amoniac và glycerin lỏng, không hòa tan trong ethanol và ether tuyệt đối.

KNO3 có kết tủa màu gì?

Như đã nói bên trên, KNO3 không kết tủa nên không có màu tạo thành.

KNO3 có tan không?

KNO3 tan nhiều trong nước và tan nhanh khi nhiệt độ tăng: 13,3 g/100 mL (0 °C), 36 g/100 mL (25 °C), 247 g/100 mL (100 °C).

KNO3 có kết tủa không

Phản ứng của KNO3 và một số chất hóa học khác

KNO3 + BaCl2 có kết tủa không?

KNO3 không tác dụng được với BaCl2 vì không đủ điều kiện phản ứng => Không có kết tủa.

KNO3 + Na2CO3 có kết tủa không?

PTHH: 2KNO3 + Na2CO3 → K2CO3 + 2NaNO3

=> Cả hai chất tạo thành đều là muối, không kết tủa.

Cách điều chế KNO3

– Kali nitrat có thể được điều chế bằng cách kết hợp ammonium nitrate và kali hydroxit .

NH4NO3 + KOH → NH3 + KNO3 + H2O

– Một cách khác để sản xuất KNO3 mà không có sản phẩm phụ là amoniac là kết hợp amoni nitrat, được tìm thấy trong các túi nước đá và KCL , dễ dàng thu được dưới dạng muối thay thế natri .

NH4NO3 + KCl → NH4Cl + KNO3

– KNO3 cũng có thể được sản xuất bằng cách trung hòa axit nitric HNO3 với kali hydroxit KOH. Phản ứng này tỏa nhiệt cao.

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

 – Trong công nghiệp, nó được điều chế bằng phản ứng chuyển vị kép giữa natri nitrat và kali clorua.

NaNO3 + KCl → NaCl + KNO3

 – Phương pháp điều chế KNO3 trong phòng thí nghiệm:

Có thể sử dụng ion Ca và Mg để điều chế KNO3 bằng các phương trình phản ứng sau:

  • MgNO₃ + K₂CO₃ → 2KNO₃ + MgCO₃
  • CaNO₃ + K₂SO₄ → 2KNO₃ + CaSO₄
  • CaNO₃ + K₂CO₃ → 2KNO₃ + CaCO₃

Ứng dụng của KNO3

KNO3 được sử dụng trong sản xuất thuốc nổ, phân bón, bảo quản thực phẩm… cụ thể gồm:

  • KNO3 có trong chất tạo màu, chất bảo vệ màu, chất chống vi trùng và chất bảo quản trong ngành công nghiệp thực phẩm.
  • KNO3 được sử dụng như một dạng phân bón vì nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.

Ứng dụng của KNO3

  • KNO3 dùng làm nguyên liệu thô trong sản xuất thuốc súng, pháo hoa và các loại thuốc nổ khác.
  • Ngoài ra còn được ứng dụng trong sản xuất bóng đèn ô tô, bóng đèn thủy tinh kinescope.
  • Ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm để sản xuất penicillin kali, rifampin và các loại thuốc khác.
  • KNO3 được sử dụng trong quá trình sản xuất thủy tinh cường lực, sản xuất thuốc lá.
  • KNO3 có trong kem đánh răng giúp răng không bị tổn thương.

Một số hợp chất hóa học có kết tủa khác

Một số hợp chất hóa học có kết tủa là:

  • Fe(OH)3: kết tủa đỏ nâu
  • FeCl2: dung dịch xanh lục nhạt
  • FeCl3: dung dịch màu vàng nâu
  • Fe3O4 (rắn): màu nâu đen
  • Cu(NO3)2: dung dịch màu xanh lam
  • CuCl2: tinh thể màu nâu, dung dịch màu xanh lục
  • CuSO4: tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch màu xanh lam
  • Cu2O: đỏ gạch
  • Cu(OH)2: kết tủa xanh lam (xanh lam)
  • CuO: đen
  • Zn(OH)2: kết tủa keo trắng
  • Ag3PO4: kết tủa vàng nhạt
  • AgCl: kết tủa trắng
  • AgBr: kết tủa vàng nhạt (trắng ngà)
  • AgI: kết tủa vàng da cam (hoặc vàng đậm)
  • Ag2SO4: kết tủa trắng
  • MgCO3: kết tủa trắng
  • BaSO4: kết tủa trắng
  • BaCO3: kết tủa trắng
  • CaCO3: kết tủa trắng
  • CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS: kết tủa đen
  • H2S: mùi trứng thối

Xem thêm:

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ về KNO3 có kết tủa không cũng như các tính chất và phương trình điều chế của nó. Theo dõi BachkhoaWiki để có thêm nhiều bài viết thú vị nhé!

Tags: hóa học