Khởi nghĩa Yên Thế: Dấu son lịch sử Việt Nam

Khởi nghĩa Yên Thế là mốc quan trọng trong lịch sử chống giặc của Việt Nam. Vậy khởi nghĩa Yên Thế có ý nghĩa lịch sử như thế nào trong công cuộc đấu tranh giữ nước? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm lời giải đáp nhé.

khởi nghĩa Yên Thế

Khởi nghĩa Yên Thế là gì?

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh Vũ Trang giữa người nông dân vùng Yên Thế Thương, sau đó là Thái Nguyên, lãnh đạo là Hoàng Hoa Thám với quân Pháp khi chúng vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát vùng Bắc Kỳ những năm cuối TK XIX.

Khởi nghĩa Yên Thế thuộc tỉnh nào?

khởi nghĩa Yên Thế

Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế nổ ra tại vùng Yên Thế Thượng, thuộc huyện Tân Yên, Yên Thế, Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang hiện nay vào những năm cuối TK XIX.

Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở đâu?

Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở 4 huyện liền kề là Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang.

Khởi nghĩa Yên Thế năm bao nhiêu?

Trong lịch sử chống thực dân Pháp của nước ta trước chiến tranh Thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 thì cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài lâu nhất làm cho thực dân Pháp hao tổn nhân và vật lực rất nhiều.

Nguyên nhân phát sinh cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra tại vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đến đây thì nơi này là vùng có cư dân phức tạp do chủ yếu là nông dân ly tán từ các nơi. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú đồng thời là nơi công khai chống lại triều đình.

Khi quân Pháp đến bình định vùng này, quân vũ trang ở đây chống lại quân Pháp như chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ vùng đất tự do của mình.

Chính vì vậy, Yên Thế là bình địa của quân Pháp khi chúng mở rộng chiếm Bắc Kỳ nên họ đứng lên chống lại để bảo vệ cuộc sống của mình.

Nhiều học giả cho rằng có 3 nguyên nhân phát sinh cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

  • Do nhu cầu tự vệ của người nông dân nơi đây nhằm giữ vùng này như vùng ngoài vòng pháp luật không chịu sự kiểm soát của bất kỳ ai.
  • Xuất phát từ lòng yêu nước và chống ngoại bang Pháp của nghĩa quân
  • Yên Thế là vùng thuộc Tây Bắc Giang có cây cối um tùm có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên nên thích hợp với cách đánh du kích, đánh nhanh rút nhanh nếu bị truy đuổi.

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1884 – 1894: Nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa có sự thống nhất trong đường lối chiến đấu. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành lãnh đạo phong trào.
  • Giai đoạn 1893 – 1908: Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
  • Giai đoạn 1909 – 1913: Sau khi đầu độc quân Pháp tại Hà Nội, quân Pháp nhận ra có sự nhúng tay của Đề Thám chúng đã tập trung lực lượng, lên kế hoạch đánh lên Yên Thế. Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại hoàn toàn. Nguyên nhân của sự thất bại là do lực lượng của ta quá yếu so với quân địch đồng thời chưa có sự thống nhất, liên kết mà chỉ là phong trào tự phát.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Chứng tỏ công lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh dân tộc, sức mạnh chiến đấu và dũng cảm của nông dân. Đồng thời, ca ngợi tài lãnh đạo tài tình của một số nhà lãnh đạo.

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế có nhiều di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Khu di tích này được đưa vào danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt bởi Thủ tướng Chính phủ. Trọng tâm khu di tích thuộc huyện Yên Thế cách thành phố Bắc Giang 28 km về phía tây theo tỉnh lộ 284.

Tổng quan khu di tích

khởi nghĩa Yên Thế

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế nằm trên thị trấn Cầu Gồ, thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Đền Thề nằm trên ngọn đồi cao, nơi nghĩa quân cắt máu ăn thề xuất quân đánh Pháp.

Trong đền, có lãnh đạo Hoàng Hoa Thám, phía sau đền là Nhà trưng bày các hiện vật của cuộc khởi nghĩa và đồ dùng sinh hoạt của nghĩa quân. Trước sân có tượng đài lãnh tụ Hoàng Hoa Thám và câu nói nổi tiếng của ông:

“Chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ phong tục ấy dù có phải hy sinh cả tính mạng”.

Đối diện đền là đồn Phồn Xương, có bức tường thành dài bằng đất và hang lỗ châu mai. Đồn được Hoàng Hoa Thám xây dựng năm 1892. Trước đồn là hồ nước, phía sau là doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân. Gần đồn Phồn Xương có phố Bà Ba – đây là nơi ở của bà Đặng Thị Nho (vợ của Hoàng Hoa Thám). Ở đây, còn có mộ của con gái Hoàng Hoa Thám là bà Hoàng Thị Thế.

Lễ hội Yên Thế

khởi nghĩa Yên Thế

Năm 1984, Bắc Giang đã khánh thành tượng đài Hoàng Hoa Thám nhân dịp 100 năm khởi nghĩa Yên Thế. Năm 2009 nơi đây diễn ra lễ hội kỷ niệm 125 khởi nghĩa Yên Thế 16/03/1884 – 16/03/2009 từ đó lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Lễ hội Yên Thế được tổ chức vào ngày 16/03 dương lịch. Nội dung bao gồm lễ diễu hành, lễ dâng hương, tổ chức các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật,… Ngoài ra còn có các chương trình đặc biệt như diễu ngựa từ đình Hà đến Tân Trung rồi lên Phồn Xương, rước từ Nhã Nam vào tham dự,…

Xem thêm:

Nếu bạn thấy bài viết này mang đến những thông tin hữu ích về khởi nghĩa Yên Thế. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!