Khởi nghĩa Bãi Sậy – Cuộc khởi nghĩa của nông dân vì độc lập dân tộc

Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong những cuộc khởi nghĩa nổi trội của nông dân nổ ra vào cuối thế kỷ XIX với mục đích chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. Vậy diễn biến của khởi nghĩa Bãi Sậy là gì? Ý nghĩa của khởi nghĩa Bãi Sậy là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của BachkhoaWiki.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là vào năm 1885, khi quan quân triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phải chạy ra Tân Sở thuộc tỉnh Quảng Trị. Tại đây, Tôn Thất Thuyết mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương để kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua.

Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo với thành phần tham gia chủ yếu là nông dân, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo…

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy

Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa nằm trong phong trào Cần Vương diễn ra vào cuối thế kỷ XIX của nhân dân Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa này nổ ra nhằm chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp và được diễn ra từ năm 1883 và kéo dài tới năm 1982 mới chính thức kết thúc.

Trước khi chiếu Cần Vương ra đời

Sau khi chiếm Nam Kỳ, quân Pháp đã nhanh chóng tiến công ra Bắc và thực hiện chiếm đánh miền Bắc của nước ta. Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã hạ lệnh ngừng chiến những Nguyễn Thiện Thuật đã kiên quyết kháng lệnh và quyết tâm đánh Pháp.

Tháng 8/1883, Pháp chiếm đóng Hải Dương, Nguyễn Thiện Thuật kéo quân lên phối hợp với Hoàng Tá Viêm chống Pháp ở Tây Sơn sau khi thất bại trong việc chiêu mộ quân để đánh chiếm các tỉnh lỵ.

Đến cuối năm 1883, sau khi Hiệp ước Harmand được ký, nhà Nguyễn đã ra lệnh bãi binh. Lúc bấy giờ, Nguyễn Thiện Thuật đã mang quân lên Tuyên Quang cùng với Nguyễn Quang Bích giữ thành.

Tuy nhiên không lâu sau đó, khi các thành Hưng Hóa và Lạng Sơn thất thủ, Nguyễn Thiện Thuật đã tháo chạy sang Long Châu (Trung Quốc) để tiếp tục chuẩn bị lực lượng chiến đấu.

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Hưởng ứng chiếu Cần Vương

Sau khi cuộc tấn công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết hộ tống vua Hàm Nghi chạy trốn ra Tân Sở (Quảng Trị). Đến tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi đã hạ chiếu Cần Vương, phong cho Nguyễn Thiện Thuật làm miền Bắc hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân khi ông tiến hành thành lập căn cứ địa Bãi Sậy.

Vào tháng 9/1885 nghĩa quân vượt sông Hồng sang đánh phá địa phận các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên và Ứng hòa. Đêm 28 rạng ngày 29/9, quân Bãi Sậy tiến hành tấn công thành Hải Dương buộc quân Pháp phải điều hai pháo hạm tiễu trên sông Thái Bình.

Đến ngày 26/6/1886, nghĩa quân đã tấn công một đồn Pháp ở Cầu Đuống. Tháng 9/1885, Nguyễn Thiện Thuật đã trực tiếp chỉ huy nghĩa quân tiến công giành lại thành Hải Dương và các làng xung quanh. Tuy nhiên, do lực lượng không đủ mạnh nên sau đó nghĩa quân đã nhanh chóng phải rút lui.

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy vẫn được tiếp tục diễn ra cho đến tháng 6 năm 1889 và trong thời gian đó đã giành được không ít thắng lợi và chưa hề thất bại trước quân Pháp.

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Khởi nghĩa Bãi Sậy bước vào giai đoạn kết thúc

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt vào năm 1888 và bị lưu đày sang châu Phi, phong trào Cần Vương bắt đầu suy yếu. Sức mạnh của quân khởi nghĩa Bãi Sậy cũng dần bị suy yếu và quân Pháp ngày càng thiết lập nhiều đồn quanh căn cứ Bãi Sậy.

Tháng 7/1889, quân Pháp đã tập trung binh lực nhằm bao vây và tiến hành tấn công quân ta tại Trại Sơn là đại bản doanh của đội quân Hai Sông. Với tình hình này, nghĩa quân trong khởi nghĩa Bãi Sậy đã phải nhanh chóng rút chạy qua nơi khác.

Nhận thấy quân ta đang tháo chạy, quân Pháp cố gắng thắt chặt vòng vây và tăng cường hoạt động truy quét. Sau những tổn thất nặng nề trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, tinh thần chiến đấu của các phong trào chống Pháp ở Hưng Yên, Hải Dương đã bị giảm sút một cách rõ rệt.

Mãi cho đến năm 1892, khi Đốc Vinh – thủ lĩnh cuối cùng của phong trào Bãi Sậy bị giết, lực lượng nghĩa quân Bãi Sậy mới chính thức tan rã.

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy

tuy rằng kết quả của cuộc khởi nghĩa lá bạn nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước đồng thời khích lệ phát triển phong trào giải phóng dân tộc.

Tính chất cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là gì?

Về bản chất thì có thể nói cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ phong kiến. Hơn thế nữa, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy áp dụng chiến thuật du kích, dựa vào sự ủng hộ của dân chúng, lúc ẩn lúc hiện, đánh úp đồn trại Pháp trên đường Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương, hay dựa vào địa thế sình lầy, lau sậy um tùm dễ tiên thoái của của căn cư, dễ chống Pháp càn quét vào Bãi Sậy.

Ý nghĩa và bài học lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy

Bên cạnh nguyên nhân, hoàn cảnh, diễn biến của khởi nghĩa Bãi Sậy thì ý nghĩa và bài học lịch sử của khởi nghĩa Bãi Sậy cũng là vấn đề được quan tâm.

  • Cuộc khởi nghĩa này đã kế tục truyền thống yêu nước, bất khuất của ông cha, cổ vũ nhân dân ta tiếp tục đấu tranh.
  • Bên cạnh đó, khởi nghĩa Bãi Sậy cũng đã để lại nhiều lại bài học bổ ích, nhất là phương thức hoạt động và hình thức tác chiến du kích ở một đồng bằng đất hẹp người đông.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có động lực mang đến thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.