Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887): Diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử

Khởi nghĩa Ba Đình cùng với các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê là các cuộc khởi nghĩa nổi bật hưởng ứng phong trào Cần Vương chống lại sự thống trị của thực dân Pháp. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa Ba Đình nhé.

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình là ai?

Trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình, “Lãnh binh” Đinh Công Tráng là người đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa chỉ sau 10 ngày từ lúc thực dân Pháp đánh chiếm vùng Hà Nam. 

Đinh Công Tráng sinh ngày 14/01/1842 (năm Nhâm Dần), quê ở làng Nham Chàng (còn gọi là làng Trinh Xá), xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. 

Từ nhỏ, ông đã theo cha học nghề thầy thuộc. Ông theo học cụ Phạm Văn Nghị và đậu đến Tam trường. Để giúp đỡ nhân dân, ông bỏ nghề thầy thuốc đi làm chức lý trưởng rồi đắc cử cai tổng. 

Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi “Ai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình?” thì đáp án không chỉ có Đinh Công Tráng mà còn các vị lãnh đạo tài ba khác như: 

  • Phạm Bành: Một vị quan nhà Nguyễn từ quan để vận động văn thân, nghĩa sĩ cùng tham gia khởi nghĩa. Ông nắm quyền hành thứ hai sau Đinh Công Tráng. 
  • Hoàng Bật Đạt: Sau khi phe chủ chiến thất bại, vua Hàm Nghi phải lánh nạn, ông cùng Phạm Bành chiêu mộ quân rồi hợp tác với Đinh Công Tráng mở ra khởi nghĩa Ba Đình.
  • Nguyễn Đôn Tiết: Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông về Thanh Hóa chiêu mộ người tài rồi hợp lực tham gia chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa. 

Khởi nghĩa Ba Đình diễn ra ở đâu, thuộc tỉnh nào?

Khởi nghĩa Ba Đình là cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ Ba Đình được Đinh Công Tráng và các văn thân, sĩ phu yêu nước xây dựng ở 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê.

Đinh Công Tráng cho xây thành, đắp lũy từ địa hình tự nhiên để đỡ tốn kém và ngăn chặn đạn pháo của giặc từ xa. Ông dùng rơm trộn bùn đắp tre quanh làng thành lũy và  bao xung quanh là đầm nước, dùng đó làm vật ngăn cách cả đạo quân với giặc, có quy mô “chân rết” là các đường hầm thông đến nhiều huyện lân cận tiện cho việc thoát thân. Đây là đặc điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887): Diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử

Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Tháng 7/1885, sau khi cuộc phản công của phe chủ chiến thất bại, tướng Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) rồi ra chiếu Cần Vương kêu gọi toàn quốc giúp vua chống Pháp cứu nước.

Để hưởng ứng phong trào Cần Vương, Đinh Công Tráng cùng vị quan thời Nguyễn là Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt và Nguyễn Đôn Tiết phối hợp cùng các nghĩa sĩ xây dựng chiến khu ở 3 làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa và lấy tên là Căn cứ Ba Đình để đánh Pháp.

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Năm 1986, Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy xây dựng cứ điểm Ba Đình.

Nghĩa quân nhiều lần ngăn chặn binh đoàn vận tải của địch và tập kích địch trên đường hành quân.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình bắt đầu diễn ra ác liệt từ tháng 12/1886 đến tháng 01/1887. Tháng 12/1886, Pháp cho 500 quân tấn công vào căn cứ Ba Đình nhưng thất bại. Tháng 01/1887, quân Pháp gồm 2500 người với pháo binh yểm trợ bao vây cứ điểm Ba Đình. Các nghĩa quân đã chiến đấu liên tục 34 ngày đêm khi Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Ba Đình.

Để kết thúc cuộc vây hãm, các tướng sĩ phải cảm tử đốt bọn thực dân cùng các lũy tre, xóa tên ba làng của căn cứ trên bản đồ hành chính. 

Nghĩa quân mở đường máu để toàn quân rút lên miền Tây Thanh Hóa cầm cự. 

Cuộc khởi nghĩa tiếp tục thêm được một thời gian rồi dần dần tan rã vào giữa năm 1887. 

khởi nghĩa Ba Đình

(Tranh cát họa sĩ Nguyễn Hà Bắc) 

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Mặc dù các tướng sĩ đã chiến đấu rất dũng cảm, nhưng cuộc khởi nghĩa đã không thành công.

Nguyên nhân thất bại là vì sự tổ chức còn chưa chu đáo, đường lối lãnh đạo thiếu sáng tạo và thế công của quân địch quá mạnh, khởi nghĩa Ba Đình đã không thành công.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại vào thời gian nào? Ngày 06/01/1887, cuộc khởi nghĩa Ba Đình chính thức bị thất bại. Các thủ lĩnh có người tử trận, có người tự sát, có người bị Pháp bắt rồi chém đầu. Riêng Đinh Công Tráng thì chạy về Nghệ An rồi bị viên lý trường làng Chính An tố cáo lên quân Pháp vì tiền thưởng rất cao. 

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình được xem là cuộc khởi nghĩa quan trọng nhất, thu hút nhiều sự chú ý và là cuộc khởi nghĩa đáng lo ngại nhất trong tất cả các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương. Đây là cuộc chiến tốn nhiều tiền của và nhân lực nhất của phe thực dân Pháp trong thời kỳ 1886-1887. 

Giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Khởi nghĩa Ba Đình dù thất bại nhưng là một dấu son chói lọi cho tình yêu nước, lòng bất khuất, quật cường của nhân dân trong nền lịch sử Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin tổng hợp về cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy có ích và theo dõi BachkhoaWiki để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.