Hiệu ứng nhà kính là gì? Cần làm gì để hạn chế gây nên hiệu ứng nhà kính?

Hiệu ứng nhà kính đem đến nhiều rủi ro và thiệt hại cho môi trường và cuộc sống của nhân loại. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Theo chân BachkhoaWiki để được giải đáp thắc mắc thêm thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là gì?

hiệu ứng nhà kính

Greenhouse Effect là tên tiếng anh thường gọi của hiệu ứng nhà kính.

Nhà toán học người pháp- Jean Baptiste Joseph Fourier là người đầu tiên đặt tên cho hiệu ứng này vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Với tên gọi ban đầu là effet de serre trong tiếng Pháp.

Hiệu ứng nhà kính là kết quả có được khi khí quyển hấp thụ tia cực quang và làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.

Có thể hiểu đơn giản, đây là hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ, mái nhà bằng kính và được hấp thụ, tiếp đến phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, khiến cho toàn bộ không gian trong đó ấm lên chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Tuy nhiên nếu nhiệt độ ấm lên sẽ làm cho Trái Đất có không khí dễ chịu nhưng nếu nóng ở mức vượt ngưỡng thì sẽ gây hậu quả trầm trọng như hiện tượng hiệu ứng nhà kính vậy.

Việt Nam chúng ta hiện nay là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ vấn đề toàn cầu mang tên- Hiệu ứng nhà kính.

Phân loại hiệu ứng nhà kính?

Hiệu ứng nhà kính cũng được phân thành các loại được kể đến như:

  • Hiệu ứng nhà kính khí quyển: đây là loại hiệu ứng nhà kính tự nhiên do thiên nhiên tác động vào có ảnh hưởng tích cực đối với Trái Đất.

Ở 38 độ sẽ là điều kiện để sinh vật phát triển phong phú và đa dạng, nếu nhiệt độ ở hiệu ứng này xuống  mức -18 độ thì mọi vật sẽ gặp khó khăn trong việc sinh tồn.

  • Hiệu ứng nhà kính nhân loại: đây là loại hiệu ứng nhân tạo, được xuất hiện do các hoạt động của con người và hoạt động sản xuất tác động gây nên những tác hại tiêu cực đến môi trường sống của Trái Đất.

Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì?

hiệu ứng nhà kính

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, nhưng nguyên nhân chủ yếu là cho khí CO2.

Khí CO2 ở trong không khí giống như một tấm kính ôm trọn cả Trái Đất. Các hiệu ứng này làm Trái Đất nóng lên tới 38 độ.

Bên cạnh đó, hiện tượng nhà kính còn là kết quả của những tác động bên ngoài như: chặt phá rừng, sinh hoạt của con người, phát triển công nghiệp, gia tăng dân số,… đã làm tăng nồng độ CO2 có trong không khí.

Ngoài CO2 thì cũng có một số khí gây nên hiệu ứng nhà kính được ước tính tỉ lệ % như: CH4,CFC, SO2,, O3, các halogen và hơi nước 

  • Khí CH4: được sinh ra trong quá trình lên men đường ruột của một số động vật có guốc hay từ các vụ cháy rừng, đốt các khí tự nhiên, dầu (13%)
  • Khí CFC:  là loại khí có trong các loại máy lạnh, điều hòa, tủ lạnh, bình chữa cháy.. đều có sự xuất hiện của loại khí này (20%)
  • Khí SO2: núi lửa hoạt động, đốt nhiên liệu như than, dầu, quặng sunfua,…(50%)
  • O3( ozon): là thành phần chính của tầng bình lưu, có lượng mưa axit tồn tại (8%)

Hiệu ứng nhà kính là kết quả của khí nào?

hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là kết quả của khí CO2, có nghiên cứu cho rằng có ít nhất 3 tỷ người rơi vào tình trạng thiếu lương thực năm 2100 do sự nóng lên của toàn cầu.

Nếu khí CO2 càng tăng cao liên tục thì trong khoảng nửa thế kỉ sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên 1,5 độ đến 4,5 độ.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường

hiệu ứng nhà kính

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường có thể ảnh hưởng đến một số hoạt động gây biến đổi khí hậu như:

  • Hệ sinh thái: điều kiện sống bình thường của các sinh vật sẽ thay đổi nếu Trái Đất nóng lên. Gây nên khó khăn cho sự thích nghi và phát triển của sinh vật. Bên cạnh đó diện tích các sa mạc ngày càng mở rộng, đất bị khô cằn, hạn hán, xói mòn, cháy rừng
  • Hiện tượng băng tan: băng sẽ tan ở Bắc Cực và Nam Cực khiến cho mực nước biển tăng nhanh. Ngoài ra băng tan chảy cũng khiến cho môi trường sống của một số loài sinh vật như: Gấu bắc cực, hải cẩu,…
  • Nguồn nước: lượng nước bị ảnh hưởng do hiệu ứng nhà kính cũng dẫn đến thiếu hụt số lượng nước sạch, nước sinh hoạt, nước cho nhà máy thủy điện và chất lượng của nguồn nước. Tình trạng mưa nhiều có thể gây lụt lội thường xuyên.

Các biện pháp giúp khắc phục hiệu ứng nhà kính

hiệu ứng nhà kính

Để bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của con người, một số biện pháp khắc phục cần được đưa ra và thực hiện có thể kể đến như:

  • Trồng nhiều cây xanh: nhiều cây xanh sẽ tạo nên không khí trong lành. Cây xanh sẽ quang hợp bằng khí CO2, đồng thời thải khí O2 vào không khí, nhờ vậy mà lượng khí CO2 được giảm thiểu đi đáng kể.
  • Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường: hạn chế dùng các nhiên liệu hóa thạch, dùng các nhiên liệu thủy triều, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt,…
  • Giảm tối thiểu lượng khí thải: tiết kiệm điện, sử dụng phương tiện công cộng để giảm lượng thải của khí CO2
  • Tuyên truyền về tác hại của hiệu ứng nhà kính: tuyên truyền những biện pháp khắc phục và đưa ra những mặt tốt, xấu của hiệu ứng nhà kính đến với rộng rãi mọi người. Từ đó cổ vũ và động viên mọi người cùng nhau chung tay thực hiện các biện pháp tốt nhất để hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra hiện nay.

Xem thêm:

Bài viết trên là những thông tin hữu ích liên quan đến hiệu ứng nhà kính là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin cho bạn đọc. Hãy Like, Share, Comment để ủng hộ BachkhoaWiki trong những bài viết có nội dung chất lượng hơn nữa nhé!