Hiệp định Paris năm 1973: Quá trình đàm phán, nội dung và ý nghĩa

Hiệp định Paris có ý nghĩa lịch sử to lớn với dân tộc ta. Nó là tiền đề để ta tiêu diệt chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hãy tìm hiểu hiệp định này cùng với BachkhoaWiki nhé. 

Hiệp định Paris là gì?

Hiệp định Paris là hiệp định ký kết để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là một cột mốc đánh dấu bước đầu giải phóng và độc lập, mang ý nghĩa lớn lao với dân tộc ta, thể hiện khả năng đàm phán đỉnh cao của Đảng và Nhà nước.

hiệp định Paris

Hiệp định Paris được ký kết vào thời gian nào?

Vào ngày 27/01/1972, 4 bên tham chiến tham gia ký kết hiệp định này tại Paris. 

Thắng lợi nào buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris?

Thắng lợi của Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” là trận chiến thắng quyết định, buộc quân Mỹ phải chấm dứt các hoạt động chống phá miền Bắc ngày 15/01/1973 và chấp nhận ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. 

Ai là người ký Hiệp định Paris?

Hiệp Định Paris là hiệp định của 4 bên bao gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết để thừa nhận chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Quá trình đàm phán Hiệp định Paris

Cuộc đàm phán để đưa ra những kết luận của Hiệp định này đã trải qua 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng.

hiệp định Paris

Giai đoạn 1968 – 1972

  • Ngày 31/03/1968: tổng thống Lyndon Baines Johnson tuyên bố ngừng bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. 
  • Ngày 3/04/1968: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố sẽ sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện của Mỹ.
  • Ngày 13/05/1968: Khai mạc hội nghị Paris ở 2 bên. 
  • Ngày 18/01/1969, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về Việt Nam được tổ chức tại phòng họp của trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris.
  • Ngày 25/01/1969: khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội nghị 4 bên về Việt Nam ở Paris.
  • Ngày 08/05/1969: phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra “giải pháp hòa bình 10 điểm” nêu rõ Mỹ phải rút quân, thành lập chính phủ liên hiệp tại miền Nam.
  • Ngày 04/08/1969, tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà trắng bí mật gặp Bộ trưởng Xuân Thủy lần đầu ở Paris.
  • Ngày 25/08/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời thư của Tổng thống Mỹ Nixon, nêu rõ: Muốn có hòa bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự.
  • Ngày 21/01/1970: Hoa Kỳ tiến hành bắn phá và cho nổ bom ở miền Bắc.
  • Ngày 26/01/1970: Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam chấp nhận ngừng bắn với điều kiện Mỹ phải rút quân, thành lập chính phủ liên hiệp tại miền Nam để Tổng tuyển cử thống nhất với miền Bắc
  • Ngày 21/02/1970, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy gặp Henry Kissinger. Từ đó bắt đầu cuộc gặp riêng giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Henry Kissinger.

Giai đoạn 1972 – 1973

Đến giữa năm 1972, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu có chủ trương chuyển hướng sang chiến lược hòa bình. 

Áp lực tại Việt Nam và dư luận quốc tế đối với Hoa Kỳ về việc ký kết thỏa thuận hòa bình ngày càng đi đến cao trào.

Đặc biệt áp lực đạt tới đỉnh điểm khi Chiến dịch Lam Sơn 719 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại.

Đây là minh chứng rõ ràng cho việc Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ đã sụp đổ, thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.

Đến cuối năm 1972, chiến tranh kéo dài với những thất bại liên tiếp và số lượng thương vong ngày một tăng.

Trong khi không thể khuất phục Quân đội Giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường và bị dư luận trong nước và quốc tế đòi hỏi giải quyết vấn đề hoà bình ở Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống Richard Nixon đã quyết định nhượng bộ trong vấn đề cốt lõi này. 

Về phía ta, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhượng bộ về vấn đề tiếp tục tồn tại của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm thành lập chính phủ liên hiệp để đẩy nhanh tiến độ hiệp định.

Các nhân vật chủ chốt tham gia đàm phán

Ông Lê Đức Thọ, đại biểu người Việt Nam và ông Henry Kissinger, phái viên của tổng thống Mỹ Richard Nixon đã cùng nhau ký tắc vào Hiệp định Paris tại Trung tâm hội nghị quốc tế sau quá trình đàm phán, tổ chức các cuộc họp công khai và bí mật từ 15/3/1968 đến năm 27/1/1973. 

Nội dung của hiệp định Paris

Bản Hiệp định Pari về Việt Nam gồm 9 chương, 23 điều với nội dung chủ yếu: Hoa Kỳ cùng các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.

Theo đó, Hoa Kỳ hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam. Mỹ tôn trọng quyền tự quyết và đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Việt Nam thống nhất đất nước được thực hiện bằng phương pháp hòa bình.

  • Ngày 28-1-1973, ngừng bắn trên toàn miền Nam.
  • Ngày 31-1-1973, Tổng thống Nichxơn gửi công hàm cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc Hoa Kỳ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
  • Ngày 2-3-1973, ký Định ước Pari về Việt Nam.
  • Ngày 29-3-1973, người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam.

hiệp định Paris

Hiệp định Paris quy định điều gì?

Nội dung của Hiệp định Paris quy định: Hoa Kỳ và các nước khác phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong đó: 

  • Hoa Kỳ phải rút hết các quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các ­căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
  • Hoa Kỳ cam kết sẽ góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và các nước Đông Dương.
  • Nhân dân miền Nam được tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của các nước khác.
  • Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 2/-01/1973, Hoa Kỳ cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
  • Các bên công nhận thực tế rằng miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
  • Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh bị bắt và dân thường bị bắn.

Hiệp định Paris thừa nhận điều gì?

Hiệp định Pari buộc chính phủ Mỹ phải thừa nhận là trong thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, ba lực lượng chính trị, hai vùng kiểm soát.

Ý nghĩa của Hiệp định Paris

Về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • Nó buộc Mỹ và các nước khác phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Đánh dấu thắng lợi to lớn sau 19 năm chống Mỹ giải phóng đất nước.
  • Khẳng định tầm vóc của quân dân ta và đường lối chiến lược đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
  • Khẳng định sự trưởng thành trong ngoại giao của nước ta. 
  • Là thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, của các lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ, của tiến bộ xã hội. 

hiệp định Paris

Hiệp định Paris có gì khác so với hiệp định Giơnevơ

Cả hai Hiệp định này đều là kết quả của sự thắng lợi về quân sự, chính trị trên chiến trường của quân ta với 2 trận thắng lịch sử mang tính quyết định là Điện Biên Phủ (1954) và Điện Biên Phủ trên không (1972). 

Tuy nhiên cả 2 có nhiều sự khác nhau đáng kể: Hiệp Định Paris là Hiệp định của Hoa Kỳ và Việt Nam trong khi Hiệp định Giơnevơ là một hội nghị quốc tế, phải chịu sự chi phối của nhiều cường quốc trên thế giới. 

Nội dung của Hiệp định Paris là để chấm dứt chiến tranh ở Việt nam và buộc Mỹ phải rút quân trong vòng 2 tháng. 

Còn ở Hiệp định Giơnevơ thì buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương và rút quân ra khỏi khu vực này trong vòng 2 năm. 

Vì vậy, hiệp định Giơnevơ năm 1954 là một thắng lợi nhưng chưa toàn vẹn vì chỉ mới giải phóng được miền Bắc.

Còn hiệp định Paris thì đã chấp nhận nước ta là một nước độc lập, tạo cơ hội cho ta tiêu diệt Chính quyền Sài Gòn, tiến hành thống nhất đất nước.  

Xem thêm: 

Trên đây là các thông tin tổng hợp về Hiệp định Paris. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay và mới nhất, các bạn hãy theo dõi BachkhoaWiki nhé.