FeSO4 có kết tủa không? Ứng dụng và cách điều chế FeSO4

Sắt II Sunfat (FeSO4) là nhóm muối được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực y tế, công nghiệp. Vậy FeSO4 là chất gì? FeSO4 có kết tủa không? Theo dõi bài viết sau của BachkhoaWiki để tìm lời giải nhé.

Khối lượng mol 151,908 g/mol
Khối lượng riêng 3.65 g/cm3
Điểm nóng chảy 70°C
Điểm sôi 330°C

FeSO4

FeSO4 là chất gì?

Nguồn gốc của FeSO4

Sắt II Sunfat là một hợp chất muối của sắt, tồn tại ở 2 dạng là bột hoặc tinh thể với công thức hóa học là FeSO4.

FeSO4

 

Bình thường hợp chất này sẽ ở trạng thái ngậm nước với công thức là FeSO4.7H2O.

FeSO4 còn có các tên gọi khác nhau như Phèn sắt Sunfat, Sắt sunphat, Ferous Sulphate Heptahydrate, Iron(II) sulfate.

Muối sắt (II) sunfat có thể điều chế bằng cách cho Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng ở điều kiện tiêu chuẩn.

PTHH:  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑

Sau phản ứng trên, chúng ta sẽ thu được muối sắt (II) và khí Hidro bay lên.

Cấu trúc của FeSO4

FeSO4 là một hợp chất muối vô cơ. Trong phân tử muối sẽ gồm nguyên tố Fe (Sắt) và nhóm SO42-  được bắt nguồn từ axit sunfuric.

FeSO4

Tính chất vật lý và hóa học của FeSO4

– Tính chất vật lý:

  • FeSO4 có màu xanh, dạng bột hoặc tinh thể và không mùi.
  • Khối lượng phân tử : 151.91 g/mol (khan) và 278.02 g/mol (ngậm nước).
  • Khối lượng riêng là 3.65 g/cm3 (khan) và 1.895 g/cm3 (ngậm nước).
  • Điểm nóng chảy là 680°C (953 K; 1.256 °F) (khan); 333–337 °K (ngậm nước).
  • Tan tốt trong nước: 44.69 g/100 mL (77°C) và không tan trong rượu.

– Tính chất hóa học:

+ FeSO4 có đầy đủ tính chất hóa học của một muối.

  • FeSO4 tác dụng với dd kiềm KOH tạo thành 2 muối sau pư:

FeSO4 + KOH → K2SO4 + Fe(OH)2

  • Tác dụng với hợp chât muối tạo ra kết tủa:

FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓+ FeCl2.

+ FeSO4 mang tính khử.

  • FeSO4 + Cl2 → FeCl3 + Fe2(SO4)3
  • 2 FeSO4 + 2 H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2 H2O
  • 10 FeSO4 + 2 KMnO4 + 8 H2SO4 → 5 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2 MnSO4 + 8 H2O.

+ FeSO4 còn mang tính oxi hóa:

  • FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe.
  • 12FeSO4 + 3O2 → 4 Fe2(SO4)3 + 2Fe2O3

Dấu hiệu nhận biết của FeSO4

Để nhận biết FeSO4 ta sử dụng dung dịch BaCl2, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa trắng:

PTPƯ: FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 (kết tủa) + FeCl2

FeSO4

FeSO4 có kết tủa không?

FeSO4 có kết tủa không?

FeSO4 sẽ kết tủa khi tác dụng với BaCl2 tạo kết tủa trắng sau phản ứng.

  • FeSO4 + BaCl2 → BaSO4↓(trắng)  + FeCl2

Một gốc sắt khác cũng tương tự, đó là Fe2(SO4)3 (Sắt III Sunfate). Câu hỏi đặt ra là: Fe2(SO4)3 có kết tủa không?

=> Khi sử dụng dung dịch Ba(OH)2, thu được kết tủa màu nâu đỏ và kết tủa trắng.

Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 ↓(trắng) + 2Fe(OH)3 ↓(nâu đỏ).

FeSO4 có kết tủa màu gì?

Sắt Sunfat là một hợp chất muối của sắt, sau khi thu được sẽ có màu xanh dạng bột hoặc tinh thể.

FeSO4

FeSO4 có tan không?

FeSO4 tan nhanh trong nước: 44.69 g/100 mL (77°C) và không tan trong rượu.

Phản ứng giữa FeSO4 và một số chất khác

FeSO4 + BaCl2 có kết tủa không?

PTHH: FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 (kết tủa trắng)+ FeCl2

– Phản ứng ở điều kiện phòng.

– Cách thực hiện phản ứng: Cho FeSO4 tác dụng với BaCl2

– Hiện tượng nhận biết phản ứng: Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch

FeSO4 + Cu có kết tủa không?

FeSO4 không tác dụng phản ứng với Cu. Vì trong dãy hoạt động kim loại, Cu là kim loại đứng sau Fe nên Cu hoạt động yếu hơn Fe và không thể đẩy muối trong hỗn hợp FeSO4 => Không tạo kết tủa,

Cách điều chế FeSO4

Có 2 cách điều chế FeSO4 phổ biến là:

+ Cho kim loại Fe dư tác dụng với axit HNO3 để tạo ra sắt II sunfat.

PTHH: 3Fe + 8HNO3 → 4H2O + 2NO + 3Fe(NO3)2

+ Cách thứ hai là cho Fe kết hợp với CuSO4, Sắt sẽ đẩy đồng ra khỏi hợp chất.

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Ứng dụng của FeSO4

Một số ứng dụng của FeSO4 trong đời sống:

  • FeSO4 được ứng dụng trong quy trình xử lý nước

+ FeSO4 được sử dụng làm chất keo tụ dùng trong phản ứng oxi hóa khử để loại bỏ photphat trong nước của các nhà máy xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.

  • Ứng dụng trong công nghiệp Nhuộm, da

+ FeSO4 là một hợp chất hóa học được xem như hợp chất ban đầu(gốc) của các hợp chất sắt khác. Sắt sunfat có tính khử nên được sử dụng làm chất khử cromat trong xi măng thành các hợp chất Cr (III) ít độc hơn.

+ FeSO4 còn được sử dụng trong ngành dệt may như một chất cố định thuốc nhuộm. Nó được sử dụng trong lịch sử để làm đen da và như là một thành phần của mực.

FeSO4

  • Ứng dụng trong y học: Đây chính là ứng dụng nổi bật của FeSO4. Chúng ta có thể tìm thấy thành phần này trong nhiều loại thuốc như: điều trị và ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, là một chất cơ thể cần để sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp cơ thể sản sinh ra enzim chống bệnh.
  • Trong công nghiệp nhuộm, in ấn. Hiện nay, sắt sunfat nó cũng được sử dụng trong nhuộm len như một chất gắn màu .
  • Ứng dụng của FeSO4 trong nông nghiệp , phân bón

FeSO4 là chất được sử dụng để cải tạo hàm lượng dinh dưỡng trong đất, hạ thấp độ pH của đất có độ kiềm cao để cây có thể tiếp cận với chất dinh dưỡng của đất.

FeSO4

  • Sử dụng trong điều trị những trường hợp nhiễm clo sắt.
  • Làm chất diệt cỏ và rêu trong nông nghiệp.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản FeSO4

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản FeSO4 sao cho an toàn:

  • Cần chú ý để bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn gây cháy.
  • FeSO4 có đặc tính ăn mòn kim loại nên tránh dùng các vật liệu sắt, đồng, nhôm hoặc vật liệu hút ẩm để cất trữ.
  • Bảo quản và lưu trữ trong các loại vật liệu đựng như thủy tinh, thép không rỉ, bao nhựa để cất trữ hóa.
  • Dán nhãn lên bao bì hoặc tem cảnh báo nhắc nhở để đảm bảo một cách an toàn khi tiếp xúc.

Một số hợp chất hóa học có kết tủa khác

Ngoài FeSO4, chúng ta cùng tìm hiểu một số chất kết tủa khác nhé.

  • Fe(OH)3: kết tủa đỏ nâu
  • FeCl2: dung dịch xanh lục nhạt
  • FeCl3: dung dịch màu vàng nâu
  • Fe3O4 (rắn): màu nâu đen
  • Cu(NO3)2: dung dịch màu xanh lam
  • CuCl2: tinh thể màu nâu, dung dịch màu xanh lục
  • CuSO4: tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch màu xanh lam
  • Cu2O: đỏ gạch
  • Cu(OH)2: kết tủa xanh lam (xanh lam)
  • CuO: đen
  • Zn(OH)2: kết tủa keo trắng
  • Ag3PO4: kết tủa vàng nhạt
  • AgCl: kết tủa trắng
  • AgBr: kết tủa vàng nhạt (trắng ngà)
  • AgI: kết tủa vàng da cam (hoặc vàng đậm)
  • Ag2SO4: kết tủa trắng
  • MgCO3: kết tủa trắng
  • BaSO4: kết tủa trắng
  • BaCO3: kết tủa trắng
  • CaCO3: kết tủa trắng
  • CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS: kết tủa đen
  • H2S: mùi trứng thối

Xem thêm:

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ FeSO4 có kết tủa không cũng như các tính chất và phương trình điều chế của nó. Theo dõi BachkhoaWiki để có thêm nhiều bài viết thú vị nhé!

Tags: hóa học