FBI là gì? 5 câu hỏi tư duy để kiểm tra bạn có khả năng trở thành đặc vụ FBI hay không

FBI Là gì? Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của FBI khiến cho rất nhiều người tò mò muốn khám phá. Trong bài viết này BachkhoaWiki sẽ cung cấp một số thông tin về tổ chức FBI nhé!

FBI là gì?

FBI là gì? 5 câu hỏi tư duy để kiểm tra bạn có khả năng trở thành đặc vụ FBI hay không

FBI là tên viết tắt của từ gì?

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) được viết trong tiếng anh là Federal Bureau of Investigation.

Đây là cơ quan có vai trò quan trọng như một cơ quan an ninh và tình báo nội địa Mỹ, đồng thời cũng là cơ quan thực thi pháp luật liên bang của Quốc gia.

FBI là cơ quan gì?

Cục Điều tra Liên bang mỹ FBI trực thuộc bộ tư pháp Hoa Kỳ có trụ sở tại tòa nhà J. Edgar Hoover, tọa lạc tại thủ đô Washington D. C, Mỹ. Bên cạnh đó, tổ chức này còn có hơn 56 văn phòng đại diện và 400 cơ quan nằm phân bố trên khắp các tiểu bang Mỹ.

FBI thực hiện nhiệm vụ chính là điều tra tội phạm liên bang và tình báo nội địa. Cũng chính vì vậy, tổ chức này nhận được nhiều cho phép điều tra những tội ác đặc biệt mà chỉ FBI mới có thể tiến hành thực hiện.

Lịch sử hình thành của FBI

Đạo luật thương mại Liên Bang ra đời năm 1887 bởi Tòa án Tối cao nhằm giải quyết một số vụ việc nghiêm trọng mang tính chất cấp liên bang sau khi Tòa nhận thấy các cơ quan cấp Liên bang không đủ điều kiện để xử lý những vụ việc này.

Tuy nhiên quá trình phân phối nhân sự chậm chạp của Bộ Tư pháp đã khiến Tổng trưởng lý Charles Joseph Bonaparte phải nhờ đến các cơ quan khác để hỗ trợ thực hiện điều tra.

Bên cạnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ cũng thông qua bộ luật nghiêm cấm Bộ Tư Pháp sử dụng nguồn nhân lực từ ngân khố, điều này đòi hỏi Tổng trưởng lý phải tổ chức và thành lập ra 1 cơ quan điều tra hoàn chỉnh với những nhân sự là các đặc vụ riêng.

Do vậy, cơ quan Mật vụ Bộ Tư pháp đã hỗ trợ cho Cục mới 12 đặc vụ và đây cũng chính là những đặc vụ đầu tiên của FBI sau này.

FBI chính thực có đầy đủ thẩm quyền như một cơ quan điều tra riêng biệt theo đạo luật Thương mại Liên bang năm 1887.

Dưới thời kỳ của Tổng thống Theodore Roosevelt, đặc biệt là giai đoạn tháng 7 năm 1908 là khoảng thời gian FBI cực kỳ phát triển với 1 đội ngũ đặc vụ đông đảo.

Nhiệm vụ chính đầu tiên của Cục là thâm nhập và khảo sát các nhà chứa để chuẩn bị thực thi pháp luật theo các quy định ở Đạo luật “Buôn bán nô lệ da trắng” hay “Đạo luật Mann”, một đạo luật được ban hành vào ngày 25/6/2010.

Năm 1932, Cục đổi tên thành Cục điều tra Hoa Kỳ, sau đó vài năm, Cục tiếp tục kết hợp với Cục kiểm soát Rượu và chất cồn và tên gọi cũng được thay đổi thành Đơn vị Điều tra trước khi tách ra và trở thành 1 Cục hoàn chỉnh trực thuộc Bộ Tư pháp vào năm 1935.

Cùng năm đó, Cục chính thức đổi tên từ Đơn vị Điều tra thành Cục Điều tra Liên bang (FBI) và được sử dụng đến ngày nay.

Nhiệm vụ của FBI là gì?

FBI là gì? 5 câu hỏi tư duy để kiểm tra bạn có khả năng trở thành đặc vụ FBI hay không

Được thành lập theo bộ luật số 28 của Hoa kỳ, phần 533, cho phép Tổng chưởng lý Hoa Kỳ chỉ định những quan chức để điều tra các tội ác chống lại Hoa kỳ.

Hiện nay, Cục điều tra Liên bang có nhiệm vụ chính là thực hiện bảo vệ an ninh và tình báo nội địa với những đạo luật cho phép FBI quyền và trách nhiệm điều tra các tội ác đặc biệt.

Trên trang web của Cục Điều tra Liên bang Mỹ có viết:

“Ưu tiên của chúng tôi là giúp bảo vệ bạn, con cái, cộng đồng và doanh nghiệp của bạn khỏi các mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với quốc gia của chúng ta từ những kẻ khủng bố quốc tế và trong nước tới những gián điệp trên đất Mỹ, từ những kẻ hung ác trên mạng cho đến các quan chức chính phủ tham nhũng, từ những kẻ lừa đảo đến những băng đảng bạo lực đường phố, từ những kẻ bắt cóc trẻ em đến những kẻ giết người hàng loạt.

Trong các nhiệm vụ của mình, chúng tôi giúp bảo vệ và duy trì nền kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất và điện tử, dân chủ của quốc gia chúng ta”.

Tóm lại, nhiệm vụ chính của FBI có thể khái quát bao gồm:

  • Bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố.
  • Ngăn chặn các hoạt động gián điệp và hoạt động gián điệp nước ngoài.
  • Ngăn chặn sự tấn công dựa trên không gian mạng và tội phạm công nghệ cao làm ảnh hưởng đến an ninh Quốc gia.
  • Chống tham nhũng.
  • Bảo vệ quyền công dân.
  • Chống lại các tội phạm xuyên quốc gia/ quốc gia.
  • Chống tội phạm bạo lực, bạo lực vì mục đích tài chính.

FBI gồm những bộ phận nào?

FBI bao gồm 3 bộ phận chủ yếu:

  • Bộ phận thông tin – Bộ phận lớn nhất và cực kỳ quan trọng của FBI.
  • Bộ phận phân tích và xử lý bằng chứng.
  • bộ phận giải cứu con tin.

Tiêu chuẩn để trở thành Đặc vụ của FBI là gì?

Để có thể trở thành đặc vụ của FBI, bạn cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học
  • Có quốc tịch Hoa Kỳ
  • Độ tuổi từ 23 – 39
  • Có lý lịch trong sạch

Những ứng viên đủ tiêu chuẩn sẽ trải qua sự tuyển chọn gắt gao, chỉ 1/10 những hồ sơ được lựa chọn.

Sau đó, các ứng viên được lựa chọn sẽ phải trải qua rèn luyện ở học viện riêng trong khoảng 1 năm 6 tháng. Vì có nhiều bộ phận khác nhau nên tiêu chuẩn lựa chọn cũng sẽ có phần khác nhau tùy theo nhu cầu của từng ban.

FBI vs CIA

FBI Là gì

CIA là gì?

CIA hay còn được biết đến với cái tên Cơ quan tình báo Trung ương. Đây là một trong những cơ quan tình báo quan trọng của Chính quyền Liên bang Hoa Kỳ với nhiệm vụ chính là thu thập, xử lý và phân tích các thông tin tình báo có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là thông qua hoạt động tình báo của con người (human intelligence viết tắt là HUMINT).

So sánh giữa FBI và CIA.

Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 cơ quan này đó chính là việc nếu như FBI chủ yếu liên quan đến tình báo trong nước và đảm bảo an ninh nội địa từ bên trong thì CIA lại chống lại các mối đe dọa này từ nước ngoài.

FBI cũng giúp cảnh sát địa phương xử lý các vụ án lớn xảy ra ở nước này và nếu như CIA muốn có thông tin liên quan đến bất kỳ người Mỹ nào, FBI sẽ tiến hành thu thập những thông tin liên quan.

Bên cạnh đó, CIA cũng không có quyền tài phán với các hoạt động xảy ra ở Hoa Kỳ nhưng FBI thì lại có.

Nhìn chung thì cả 2 cơ quan này đều hoạt động với mục đích chính là bảo đảm anh ninh quốc gia, tuy nhiên phạm vi và cách thức hoạt động thì không giống nhau.

Một số câu hỏi thú vị liên quan đến FBI

FBI có hợp tác với cơ quan nào khác không?

Câu trả lời là có, FBI hợp tác với nhiều cơ quan và tổ chức hợp pháp khác như: Kiểm soát nhập cư và hải quân Hoa Kỳ, Ban An toàn vận tải Quốc gia, Bảo vệ biên giới hải quân Hoa Kỳ…

Ai là giám đốc điều tra đầu tiên của FBI?

FBI Là gì

John Edgar Hoover (01/01/1895 – 02/05/1972) là Giám đốc đầu tiên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ.

Ông được bổ nhiệm làm giám đốc Cơ quan Điều tra, tiền thân của FBI vào năm 1924 và là người có công trong việc thành lập FBI vào năm 1935, nơi ông tiếp tục làm giám đốc 37 năm liền cho đến khi qua đời năm 1972.

Bài thi tuyển ở FBI có gì đặc biệt?

Để trở thành đặc vụ của FBI, bước đầu tiên bạn sẽ phải trả lời hàng loạt câu hỏi tư duy.

Điều này giúp tổ chức thấy được rằng liệu bản có đủ khả năng để theo đuổi công việc đòi hỏi khả năng tư duy logic, sự sắc sảo và óc phán đoán nhanh nhạy tại tổ chức này hay không.

Dưới đây là ví dụ về 1 vài câu hỏi và gợi ý các câu trả lời trong bài thi tuyển ở một cuộc thi tuyển đặc vụ của FBI, hãy thử xem bạn trả lời đúng được bao nhiêu câu nhé:

Câu 1: Một hôm có người kỹ sư từng đến công tác ở Nam Cực, lúc ngồi ăn thịt trong nhà có cảm giác mùi vị rất lạ nên đã hỏi người vợ đó là thịt gì? Vợ ông nói đó là thịt của chim cánh cụt.

Ông nghe vậy bèn trầm mặc hồi lâu, sau đó lấy dĩa cắm vào cổ họng mình. Câu hỏi đặt ra tại sao người kỹ sư lại hành động như vậy?

Đáp án:

Người kỹ sư và các cộng sự của mình đã từng gặp phải nguy hiểm và không có thức ăn ở Nam Cực. Do đó, 1 cộng sự của ông đã chết, và sau đó, cả đoàn phải ăn thịt chim cánh cụt để duy trì sự sống.

Khi người vợ cho ăn thịt chim cánh cụt thì ông nhận ra rằng, thịt chim cánh cụt trước đây ông ăn sự thật không phải là thịt chim cánh cụt, mà chính là thịt của người cộng sự đã chết.

Câu 2: Có một người đàn ông mắc bệnh kinh niên, đi khắp nơi để chữa và cuối cùng ông đã tìm được một bệnh viện chữa khỏi hoàn toàn.

Khi ngồi trên tàu hỏa trở về quê người đó đột nhiên gào khóc thảm thiết, điên cuồng làm loạn khiến mấy hành khách bị thương.

Sau đó liền đập vỡ cửa sổ tàu nhảy ra. Kết quả bị cuốn vào bánh xe tàu nghiến chết. Lý giải cho hành động điên cuồng đó là gì?

Đáp án: Người này bị bệnh mù. Khi đi qua đường hầm, ông ta cứ nghĩ rằng bệnh cũ tái phát nên đã tuyệt vọng mà tự sát.

Câu 3: Một đôi nam nữ dạo bên sông đột nhiên cô gái trượt chân ngã xuống, sau khi giãy giụa liền chìm xuống sông.

Người bạn trai bàng hoàng lao xuống nhưng không cứu được. Vài năm sau, người con trai quay lại chốn đau thương nhìn thấy một ông già đang câu cá.

Anh phát hiện ra những con cá ông câu lên đều rất sạch, bèn hỏi là sao trên mình những con cá không có rong rêu.

Ông nói: Con sông này vốn chưa từng có rong rêu. Anh nghe xong không nói gì lao xuống sông tự vẫn. Tại sao?

Đáp án: Trước đây khi cô gái bị ngã xuống sông, cậu bạn trai đã nhảy xuống cứu và nắm được tóc của cô gái nhưng cứ tưởng là rong rêu nên lại bỏ ra.

Câu 4: Một người đàn ông lao đầu xuống cát ở sa mạc chết, ở cạnh là mấy chiếc va li hành lý. Trong tay nạn nhân có cầm nửa que diêm. Hỏi rằng người đó chết vì lý do gì?

Đáp án: Chiếc máy bay gặp tai nạn, nhưng số dù trên máy bay thiếu mất 1 chiếc. Do đó, mọi người dùng diêm bốc thăm, nếu ai bốc phải nửa que diêm sẽ phải nhảy xuống mà không có dù. Và người đen đủi là nạn nhân.

Câu 5: Có 2 chị em gái ruột tham gia lễ tang của mẹ. Trong lễ tang, cô em nhìn thấy một người rất đẹp trai nên đem lòng say mê.

Tiếc là khi đám tang kết thúc thì anh ta cũng biến mất theo. Cho tới mấy hôm sau, cô em đã lấy dao đâm chết chị gái mình tại căn bếp. Tại sao cô em gái lại giết chị mình?

Đáp án: Cô em gái khát khao được gặp lại người con trai kia. Nhưng không biết phải làm cách nào. Cô cứ nghĩ chỉ có thể gặp lại người con trai đó trong đám tang, và cô đã làm một việc dại dột.

FBI có mặt ở Việt Nam không?

Câu trả lời là Không, tuy nhiên cơ quan này đã ký rất nhiều biên bản hợp tác với chính phủ Việt Nam như: Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, Hiệp định dẫn độ….

Đồng thời cũng thường xuyên trao đổi, tiếp nhận, và hỗ trợ xử lý thông tin tội phạm giữa Văn phòng INTERPOL Việt Nam và FBI trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến hai bên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số bài viết về các tổ chức khác tại đây:

Thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về FBI và những thông tin có liên quan đến tổ chức này. Like & Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục cập nhật thông tin bổ ích nữa nhé.