Dùm hay giùm là đúng chính tả? Quy tắc viết đúng của d và gi

Tiếng Việt phong phú và đa dạng. Sự phong phú về từ ngữ cũng như tương đồng về cách đọc trong tiếng Việt khiến nhiều người thường xuyên sai chính tả. Có rất nhiều những cặp từ khiến nhiều người băn khoăn không biết thế nào là đúng chính tả. Ví dụ như “Dùm hay Giùm”. Để BachkhoaWiki giúp bạn giải tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!

Dùm hay Giùm

Dùm hay giùm mới đúng chính tả?

Giùm là gì?

Giùm là một từ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Giùm mang nghĩa nhờ người khác làm giúp mình một việc gì đó hoặc mình làm hộ việc gì cho ai đó.

Với ý nghĩa giúp đỡ người khác, khi sử dụng từ giùm sẽ khiến người nhận sự giúp đỡ cảm nhận được sự chân thành của người muốn giúp.

  • Động từ + “giùm”: Làm giùm, đọc giùm, mượn giùm,…
  • Động từ + “giùm” + danh từ: Làm giùm tôi; Lấy giùm quyển sách; Làm giùm bài tập,…

Cách sử dụng từ “giùm” khi nhờ vả ai đó khiến mọi việc trở nên nhẹ nhàng hơn. Mang lại cho người đối diện cảm giác lịch sự và chân thành.

Ví dụ, cùng là hành động nhờ vả nhưng khi bạn nói: “Lấy giùm mình quyển sách kia với” và “Lấy cho mình quyển sách với” thì có thể thấy được câu nói thứ nhất tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu nhiều hơn.

Dùm hay Giùm

Dùm là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt, từ “Dùm” hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Kể cả khi là từ đơn hoặc ghép với những từ có nghĩa khác.

Dùm hay giùm?

Dùm hay giùm mới đúng chính tả? Theo từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê, giùm là từ viết đúng chính tả.

Các tác phẩm văn học và văn bản chính thống cũng chỉ sử dụng từ giùm. Còn dùm là từ viết sai chính tả và không mang ý nghĩa gì.

Một số lỗi chính tả thường gặp của d và gi

Do cách phát âm khá tương đồng, nên d và gi là 2 trong số những cặp từ rất dễ sai chính tả. Ví dụ như: Cơn dông hay cơn giông? Trôi dạt hay trôi giạt? Dàn mướp hay giàn mướp? Thư giãn hay thư dãn? Con giao hay con dao?

Ngoài ra, cũng có nhiều từ ‘lưỡng khả” khi có thể sử dụng được cả d và gi đều đúng. Ví dụ như: Già dặn/giặn; Dẫm/giẫm đạp,…

Dùm hay Giùm

Vì sao có sự nhầm lẫn giữa dùm hay giùm

Cũng như hầu hết các từ dễ nhầm lẫn dẫn đến sai chính tả khác. Dùm hay giùm hay bị nhầm lẫn do tính chất vùng miền và sự tương đồng trong cách phát âm.

Đa số những người dân ở khu vực miền Bắc, Bắc Trung Bộ sẽ phát âm và sử dụng từ giùm. Ngược lại, những người dân sống ở khu vực miền Nam, Nam Trung Bộ thường sẽ phát âm thành dùm.

Ngoài ra, Hai phụ âm d và gi có cách phát âm khá giống nhau nên rất khó phân biệt với hầu hết mọi người.

Ngoài dùm hay giùm, chúng ta còn bắt gặp nhiều cụm từ dễ gây nhầm lẫn như di dời hay di rời, dư giả hay dư dả… Tiếng Việt quả là phong phú đúng không nào? Vì vậy bạn cần nắm được một số quy tắc của d và gi để tránh mắc lỗi chính tả. Cùng xem qua nội dung tiếp theo nhé.

Quy tắc viết đúng chính tả của d và gi

Để khắc phục lỗi chính tả của d và gi. Một số nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu và đưa ra một số quy tắc như sau:

  • Âm đầu “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm, tức là không đứng trước các vần oa, oă, uâ, uê, uy, nên khi gặp những vần này thì viết “d” như dọa nạt, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì…
  • Một số từ có từ đồng nghĩa (không kể Hán Việt hay thuần Việt) thường chuyển đổi theo các “mẹo”:
    • D thường chuyển đổi với L, Nh, Đ, D (Làm Nhà Đạo Diễn)
    • GI thường chuyển đổi với C, Ch, S, Tr, Th, T, Gi (các Chiến Sĩ Trẻ Tiếc Thời Gian).

    Tuy nhiên, cũng có những từ bất quy tắc. Nghĩa là không theo một quy tắc nào cả. Cách chắc chắn nhất khi muốn không bị sai chính tả phụ âm đầu D/GI chủ yếu là dựa vào trí nhớ. Từ đó viết theo thói quen, nhớ mặt từ.

    Quy tắc viết đúng chính tả của d và gi

    Cách giảm thiểu lỗi chính tả

    Có thể nói, việc sai chính tả cũng là một cách gián tiếp phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt. Nó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống ngôn ngữ chính thống.

    Việc sử dụng từ ngữ sai chính tả có thể sẽ gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Để giảm thiểu lỗi chính tả, bạn hãy áp dụng một số cách sau đây nhé:

    • Đọc nhiều sách báo và thường xuyên ghi chép lại những từ ngữ đúng chính tả mà mình thường sai để hình thành thói quen. Khi tiếp xúc nhiều, đọc nhiều cụm từ thì não bộ của bạn sẽ tự động ghi nhớ những từ bạn đã từng gặp. Từ đó cũng sẽ giúp bạn nhớ mặt chữ hơn và ít sai chính tả hơn.
    • Sử dụng các công cụ kiểm tra chính tả: Nếu cảm giác thấy từ này có vẻ sai sai, hãy thử tra Google nhé. Google sẽ đưa ra một loạt kết quả liên quan. Đây cũng chính là một trong những công cụ kiểm tra chính tả tiện lợi nhất đó.
    • Học hỏi từ những người xung quanh: Khi thắc mắc không rõ từ viết là đúng chính tả. Hãy thử nhờ đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh nhé. Khi được người khác chỉ ra lỗi sai thì bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn rất nhiều đó.
    • Ghi nhớ những cụm từ khó: Có một số kiến thức buộc lòng phải học thuộc. Hãy ghi chép lại cẩn thận và cố gắng học thuộc lòng chúng.

    Cách giảm thiểu lỗi chính tả

    Xem thêm:

    Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phân biệt được về 2 từ rất dễ gây nhầm lẫn: Dùm hay Giùm. Ngoài ra BachkhoaWiki cũng hy vọng giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích để thêm yêu sự phong phú và đa dạng của Tiếng Việt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy nhớ thường xuyên ghé thăm BachkhoaWiki nhé!