Đông Kinh Nghĩa Thục – bước ngoặt lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20

Đông Kinh Nghĩa Thục là một hình thức giáo dục mới so với nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến lúc bấy giờ. Để tìm hiểu thêm về hình thức trường này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của BachkhoaWiki.  

Đông Kinh Nghĩa Thục là gì?

Đông Kinh Nghĩa Thục là một hình thức trường tư thục hoàn toàn mới của nền giáo dục việt Nam lúc bấy giờ. “Nghĩa Thục” có nghĩa là trường tư thục vì nghĩa do nhân dân mở, “Đông Kinh” là tên gọi của thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, nơi xây dựng nên công trình này – tức Hà Nội hiện nay. 

Đông Kinh Nghĩa Thục là một trường học dạy các kiến thức và tuyên truyền lòng yêu nước đến quần chúng nhân dân bất kể giai cấp. Đây là một ngôi trường có tư tưởng giảng dạy tiên tiến nhất nước ta thời bấy giờ.

Đông Kinh Nghĩa Thục

Bối cảnh của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã hoàn toàn dẹp các cuộc khởi nghĩa và đô hộ nước ta. Dù đã chịu nhiều cuộc áp bức bất công, nhân dân ta vẫn luôn ẩm ỉ đấu tranh giành lại độc lập và thúc đẩy các phong trào chống quân xâm lược bằng nhiều cách khác nhau.

Các nhà Nho và tầng lớp trí thức nước ta đã nhận ra một sự thiếu hụt nghiêm trọng trong hệ thống giáo dục cho tầng lớp nhân dân khiến ta khó có thể bắt kịp trình độ phát triển của dân xâm lược. 

Sau khi từ chuyến đi Nhật Bản trở về, cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã hội kiến với các sĩ phu yêu nước về mô hình trường học “gijuku” – nghĩa thục mà hai cụ thấy có hiệu quả rất tốt. Từ nguyên nhân đó, tháng 03/1907, tức là trước khi có giấy phép của chính quyền cai trị 2 tháng, Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu được đưa vào hoạt động tại phố Hàng Đào, Hà Nội. 

quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

(Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục)

Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do ai lãnh đạo?

Công trình Đông Kinh Nghĩa thục được khởi xướng và xây dựng bởi nhóm sĩ phu Bắc Hà gồm các nhà Nho yêu nước, đứng đầu là Lương Văn Can giữ chức Hiệu trưởng trường và các văn sĩ khác như: 

  • Nguyễn Quyền: Giám học
  • Lê Đại
  • Nguyễn Hữu Cầu
  • Hoàng Tăng Bí
  • Nguyễn Kỳ
  • Dương Bá Trạc
  • Vũ Hoành

Đông Kinh Nghĩa Thục - bước ngoặt lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20

(Hình ảnh cụ Lương Văn Can)

Mục tiêu của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục là gì?

Đông Kinh Nghĩa Thục là trường tư thục không lấy học phí, hoạt động công khai và hợp pháp. Mục tiêu của ngôi trường này là để bồi dưỡng và nâng cao tư tưởng yêu nước, lòng tử hào dân tộc cho giới trẻ. Tại đây, các học sinh sẽ được truyền bá ý chí tiến thủ, tư tưởng học thuật tiến bộ và nếp sống văn minh, hỗ trợ cho phong trào Đông Du và phong trào Duy tân.

Về tổ chức, Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động với 4 bạn: 

  • Ban Giáo dục: dạy học, học tập và chiêu sinh
  • Ban cổ động: tuyên truyền lịch sử, tinh thần yêu nước, bài trừ hủ tục,..
  • Ban Trước tác: biên soạn các tài liệu học tập và tuyên truyền
  • Ban tài chính: giải quyết thu chi

Các ban hoạt động có nề nếp để có thể thực hiện đúng với mục tiêu đã đề ra và giữ gìn trật tự cho mô hình này. 

Hoạt động chính của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Trụ sở chính của trường là gác tẩu mã trên nhà số 4 Hàng Đào. Sau đó mượn thêm nhà số 10 gần đó để mở rộng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học. Các lớp học là các đình, chùa hoặc mượn các nhà dân để thành lập. 

Ngoài các hoạt động dạy học, Đông Kinh Nghĩa Thục còn có những hoạt động chấn hưng kinh tế như phát triển thương nghiệp bằng cách mở cửa các hiệu đồ buồn như hiệu Đồng Lợi Tế, Tuỵ Phương, mở và thúc đẩy thành lập các công ty như Đông Thành Xương, Quảng Hưng Long, Hồng Tân Hưng, Nghiêm Xuân Quảng, Đồng Ích…

Đông Kinh Nghĩa Thục có hình thức tổ chức tiên tiến chưa từng có trong lịch sử nước ta lúc bấy giờ, kể cả các nước lân cận như Trung Quốc cũng chưa có. 

Đông Kinh Nghĩa Thục - bước ngoặt lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20

Khai trí dạy học

Trường đầu tiên mở 2 lớp chuyên dạy Quốc ngữ, một cho nam và một cho nữ kể cả khi chưa có giấy phép. Trường đào tạo chữ Quốc ngữ cấp tiểu học và tiếng Pháp cấp trung học. Trường giảng dạy các môn học khác như chữ Hán để đọc tân thư, các thường thức về xã hội, lịch sử, địa dư, chính trị, kinh tế, quyền công dân, sau còn dạy thêm thể dục.

Trường không đi theo lối mòn của phương pháp giảng dạy cổ xưa là “thầy đọc – trò chép” mà đi theo hướng cả lớp cùng thảo luận để đưa ra được hướng giải quyết vấn đề. Trước đó, vấn đề học vấn và khoa cử chỉ có nam giới, con trai được tham gia thì từ đây, không phân biệt giới tính, ai cũng có thể được đi học và thảo luận bình đẳng.  

Sách báo và âm nhạc

Các sách được trường sử dụng là sách mà ban Trước tác của trường soạn hoặc dịch từ các tân thư nhằm để giáo dục và truyền bá cho học sinh và dân chúng. Các sách này là hoàn toàn miễn phí, được phát cho các học sinh của trường. Nhưng khi muốn học, nhân dân trên cả nước đều có thể đến ghi danh mượn tại thư viện của trường rồi trả lại. Nội dung các sách của Đông Kinh Nghĩa Thục là kêu gọi lòng yêu nước, ý chí tự cường và mong muốn đổi mới.  Tuy nhiên đến hiện nay, số sách này đã thất lạc gần hết. 

Tờ “Đại Việt Tân báo” là cơ sở ngôn luận chính của trường, một thư viện mở cửa cho toàn dân và một hòm thư để đóng góp ý kiến. 

Trường còn cho phổ biến rộng rãi các tác phẩm thơ ca, bài hát được lưu truyền rộng rãi để kêu gọi quần chúng nhân dân có tinh thần yêu nước và truyền bá mong muốn cải cách. Các bài thơ ca này đa số là được các văn sĩ, nhà giáo trường sáng tác, số còn lại là các tác phẩm dịch từ bản gốc nước ngoài. 

Đông Kinh Nghĩa Thục - bước ngoặt lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20

Vì sao phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục thất bại?

Đông Kinh Nghĩa Thục đã được sự ủng hộ và hưởng ứng rộng rãi trong nhiều tầng lớp nhân dân. Chỉ trong 9 tháng hoạt động, số học viên từ 70 đã lên đến con số hàng mấy nghìn và liên tục tăng. 

Lúc đầu chỉ có con cháu của tầng lớp trí thức, sau đó các tầng lớp khác cũng hưởng ứng nhiệt liệt. Các nhà Nho và Tây học cũng tự nguyện giảng dạy không công như Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn giúp dạy tiếng Pháp. Cụ Phan Châu Trinh từ Quảng Nam ra Hà Nội để diễn thuyết cho trường. Quần chúng nhân dân nô nức góp tiền để xây dựng cho trường học, nhiều lúc mức thu không kịp tính nổi.

Đông Kinh Nghĩa Thục - bước ngoặt lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20

Đầu tiên thực dân Pháp còn không ngăn cấm mà cho giấy phép để mở. Nhưng sau đó vì phong trào lan ra nhanh chóng, được nhân dân ủng hộ nhiệt tình. Chúng thấy được tình hình nguy cấp, đe dọa ách thống trị của chúng nên chỉ sau 9 tháng đưa vào hoạt động, phong trào này đã bị chúng ra lệnh đóng cửa và đàn áp tàn bạo. 

Chúng bắt giam các giáo viên và học viên của phong trào này và đài họ ra Côn Đảo để cách ly với người dân. Các tài liệu, giáo án của Đông Kinh Nghĩa Thục đều bị tiêu hủy, ai có giữ sẽ bị ngồi tù, vì vậy các bản thảo này hầu như đều không còn. 

Đông Kinh nghĩa thục có ảnh hưởng gì đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta?

Tuy đã bị Thực dân Pháp đàn áp tàn bạo nhưng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã đem lại giá trị to lớn cho phong trào yêu nước của ta. Tồn tại vỏn vẹn 9 tháng nhưng phong trào này đã làm bùng lên ngọn lửa yêu nước, đấu tranh cho dân tộc. Đây là phong trào yêu nước của thời đại mới, của sự văn minh và bước ngoặt lớn so với thời kỳ phong kiến của nước ta thời bấy giờ.

Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ là một cuộc cải cách giáo dục, văn hóa mà còn là một chiếc chìa khóa mở ra lòng yêu nước đã bị cất giấu kỹ lưỡng trong chiếc rương của nhân dân ta. Đây là mở đầu cho các tư tưởng chính trị mới, tư tưởng phải có học tập mới đem lại thắng lợi, giúp đất nước ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược. 

Đông Kinh Nghĩa Thục - bước ngoặt lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Đông Kinh Nghĩa Thục. Các bạn đọc hãy theo dõi BachkhoaWiki để có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nhé.