Doanh nghiệp là gì? Những điều mà không phải ai cũng biết về khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp cho đến nay là một thuật ngữ quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên nếu để hiểu cặn kẽ về khái niệm doanh nghiệp là gì cũng như phân loại doanh nghiệp thì chắc hẳn vẫn là một câu hỏi không hề dễ với một số người. Vậy hãy cùng theo chân BachkhoaWiki đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Doanh nghiệp là gì?

Khái niệm doanh nghiệp là gì?

Đầu tiên hãy cùng nhau đi sâu tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp là gì để có cái nhìn toàn diện nhất bạn nhé.

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra khái niệm doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp là gì?

Hiện nay đa phần các doanh nghiệp đều được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi khi sản xuất, kinh doanh, cung cấp các dịch vụ để thu về lợi nhuận. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.

Đặc điểm của doanh nghiệp

Vậy đặc điểm của doanh nghiệp là gì bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu ngay thôi nào.

Đặc điểm đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có chính là doanh nghiệp phải có tính hợp pháp.

Điều này có thể được hiểu là doanh nghiệp muốn được thành lập thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép đăng ký thành lập.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã được nhà nước công nhận sự tồn tại, được pháp luật bảo hộ cũng như phải chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp lý có liên quan do nhà nước đề ra.

Đặc điểm thứ hai là doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng một cách thường xuyên và lâu dài để phục vụ người tiêu dùng.

Điều cuối cùng chính là doanh nghiệp có tính tổ chức.

Tính tổ chức này được thể hiện rõ nét qua bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch hoặc đăng ký và có tài sản riêng để quản lý, kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp là gì?

Ví dụ về doanh nghiệp

Nếu để cho ví dụ điển hình về doanh nghiệp thì có thể kể đến như một số doanh nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho xã hội trong nhiều năm qua ở Việt Nam như:

  • Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên
  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
  • Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
  • Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel)
  • Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
  • Tập đoàn Vingroup – Công ty CP

Có những loại doanh nghiệp nào?

Sau đây BachkhoaWiki sẽ giới thiệu cho bạn có những loại doanh nghiệp nào ở Việt Nam hiện nay nhé. Cùng nhau tìm hiểu thôi nào.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng toàn bộ tải sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp đó.

Đặc biệt lưu ý, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thuật ngữ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lẽ là một thuật ngữ đã quen thuộc với nhiều người.

Đây được hiểu là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia nào đó đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn để thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu về lợi nhuận.

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp hợp danh

Doanh nghiệp hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung gọi là thành viên hợp danh.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân và phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ bắt buộc của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn khác nữa.

Công ty cổ phần

là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn được định nghĩa là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó.

Căn cứ vào pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn hiện hành là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn

Pháp luật Việt Nam có quy định, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn được định nghĩa là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đó mà thôi.

Doanh nghiệp là gì?

Vai trò của doanh nghiệp là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc là doanh nghiệp có vai trò gì thì hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Vai trò đầu tiên mà chắc hẳn ai cũng có thể hiểu chính là doanh nghiệp giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động.

Có thể thấy hiện nay, doanh nghiệp mở ra ngày càng nhiều theo nhu cầu phát triển của xã hội và đương nhiên đây được xem là một cơ hội cho lực lượng người lao động khi họ có việc làm. Từ đó có thể cải thiện được đời sống của con người.

Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển cũng được xem là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế của một quốc gia, một đất nước.

Khi doanh nghiệp càng phát triển thì tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn và từ đó có thể dần dần nâng cao mức tiêu dùng trong nước thậm chí là tăng xuất khẩu.

Nền kinh tế của nước nhà cũng từ đó mà ổn định và có thể nói là sẽ phát triển hơn.

Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành. Có thể nói một cách đơn giản thì việc doanh nghiệp hình thành và tăng trưởng trong ngành nào thì sẽ làm thay đổi cơ cấu của ngành đó.

Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội.

Bạn có thể thấy là nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay đã và đang liên tục sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, nhiều dịch vụ chuyên nghiệp hơn giúp cho nước ta không còn phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp cũng được xem là một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, đây là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công.

Tài chính doanh nghiệp là gì

Tài chính doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate finance, còn được hiểu là thuật ngữ được dùng để mô tả các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn, tạo vốn, luân chuyển vốn, cân đối lại nguồn vốn.

Đồng thời kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn đó để đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki xoay quanh câu hỏi doanh nghiệp là gì? Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có thêm động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.