Điền trang là gì? Ý nghĩa chế độ thái ấp – điền trang thời nhà Trần?

Khái niệm điền trang được đề cập trong chương trình Lịch sử lớp 7. Nhưng liệu rằng bạn đã thực sự hiểu rõ điền trang là gì? Bài viết dưới đây của BachkhoaWiki sẽ giúp bạn tìm câu trả lời nhé!

Dien trang la gi

Điền trang là gì?

Điền trang là vùng đất mà tại đây các vương hầu, công chúa, phò mã tập hơn những người dân phiêu tán không có tài sản làm nô tì để khai khẩn ruộng đất hoang.

Hay nói theo cách ngắn gọn hơn thì điền trang là ruộng đất riêng mà quý tộc nhà Trần có được từ nô tỳ đi khai hoang.

Điền trang là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của tư nhân, chủ sở hữu có quyền truyền lại cho các thế hệ sau.

dien trang la gi

Những khái niệm có liên quan

Đại điền trang là gì?

Đại điền trang là một hình thức sở hữu trên lĩnh vực nông nghiệp khá phổ biến tại Trung Quốc và Nam Mĩ.

Đại điền trang là tài sản của các đại điền chủ, những người chiếm dưới 5% dân số nhưng sở hữu hơn 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

Các đại điền trang thường có quy mô lên tới hàng nghìn hecta, sản xuất tràn lan dẫn đến năng suất thấp. Đồng thời, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, chỉ có thể đi làm thuê.

Thái ấp là gì?

Bên cạnh khái niệm điền trang là gì thì không thể không nhắc đến khái niệm thái ấp là gì.

Thái ấp là phần ruộng đất của quan viên, công thần hay quý tộc thời phong kiến được vua ban đặc ân như một phần bổng lộc và thuộc quyền sở hữu của người được cấp thái ấp như tài sản riêng của mình.

Ngoài ra, thêm một cách hiểu khác về thái ấp là gì mà BachkhoaWiki muốn mang đến cho bạn.

Thai ap la gi

Thái ấp là đất đai vua ban cho vương hầu, những người thân cận trong hoàng tộc lập được công lao có quy mô khoảng 1,2 xã.

Quý tộc có quyền sử dụng và hưởng các lợi ích từ đất đai và một phần dân cư trên thái ấp như thu tô thuế, thành lập biệt phủ, xây dựng các đội quân chứ không được quyền sở hữu như tài sản riêng.

Tất cả đất đai được cấp làm thái ấp đều thuộc sở hữu của nhà nước.

Thái ấp là một hệ thống đất đai đặc biệt của nhà Trần, và chỉ có nhà Trần mới có thái ấp dành cho tầng lớp quý tộc.

Hệ thống thái ấp nhà Trần nằm ở phía nam và phía đông của Thăng Long – những vùng đất có tầm quan trọng về quân sự.

Ý nghĩa quân sự, kinh tế của thái ấp – điền trang thời Trần

Sau phần tìm hiểu điền trang là gì cũng như những khái niệm có liên quan đến điền trang thì chắc hẳn bạn đọc đã có cho mình những thông tin cơ bản về điền trang.

Vậy thì hãy cùng BachkhoaWiki khám phá tiếp về ý nghĩa quân sự, kinh tế của thái ấp – điền trang thời Trần nhé!

Nhà Trần ban tặng các thái ấp không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho hoàng tộc, mà quan trọng hơn là phục vụ mục đích chính trị và quốc phòng.

Khu vực điền trang trước hết là nơi lao động sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu chứ không phải là nơi làm việc và sinh sống như thái ấp.

Như vậy, chế độ thái ấp – điền trang là sự kết hợp tài tình giữa kinh tế và quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chế độ thái ấp – điền trang không những thúc đẩy quá trình phong kiến ​​hoá quan hệ sản xuất mà còn đẩy nhanh nền sản xuất của nước ta phát triển nhanh chóng, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Sự phát triển của chế độ tư hữu về ruộng đất đã kích thích sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp và thương mại.

y nghia quan su kinh te cua thai ap dien trang thoi Tran

Để xây dựng và bảo vệ đất nước, thái ấp – điền trang ra đời trở thành sức mạnh của vương triều, nhà nước quân chủ quý tộc Trần và đất nước.

Chế độ thái ấp – điền trang đã đưa triều đại nhà Trần đến thời kỳ hoàng kim. Đó là ba chiến thắng lẫy lừng chống quân xâm lược Mông – Nguyên trong thế kỷ XIII.

Sự phát triển của điền trang là thước đo sự phát triển của đất đai. Đồng thời cũng là quá trình cải tạo tự nhiên, tăng diện tích đất canh tác và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Có thể nói, chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân điền trang là gì, thái ấp là gì mà được xem như là sản phẩm của thể chế chính trị quân chủ quý tộc thời Trần nhằm đáp ứng nhu cầu về chính trị, quốc phòng của đất nước.

Tình hình đất nước thời nhà Trần

Tình hình nông nghiệp, thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?

Nền nông nghiệp nước ta dưới thời Trần được phục hồi và phát triển nhanh chóng dựa vào:

  • Các chính sách khuyến khích sản xuất, khai hoang nhằm mở rộng diện tích đất canh tác, trồng trọt.
  • Xây dựng các làng xã, thôn xóm, đắp đê ngăn ngừa lũ lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.
  • Ban hành sắc lệnh cho các lộ đắp đê từ thượng nguồn đến cửa biển đề phòng tránh việc nước sông dâng lên cao, hay còn gọi là Đỉnh nhĩ.
  • Đặt ra chức quan Hà đê sứ phụ trách việc trông coi, đốc thúc công tác đắp đê, chỗ đê nào đắp vào ruộng đất của dân thì sẽ được nhà nước tính tiền trả lại.

Đây là cơ sở nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thủ công nghiệp và thương nghiệp, kịp thời đáp ứng được các nguyện vọng của nhân dân.

tinh hinh nong nghiep thuong nghiep nuoc ta duoi thoi Tran nhu the nao

Về thương nghiệp:

Nội thương phát triển:

  • Chợ, đô thị mọc lên tại các làng xã ngày càng nhiều.
  • Kinh thành Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế – nơi giao thương khá sầm uất của cả nước với nhiều phường thủ công, chợ lớn thu hút đông đảo thương nhân từ các nơi.

Ngoại thương: Đẩy mạnh việc buôn bán với thương nhân nước ngoài, nhất là tại các cửa biển Hội Thống, Vân Đồn.

Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào?

Sau khi nhà Trần tiếp quản nhà Lý cai trị đất nước: một mặt, nhanh chóng bình ổn tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới; mặt khác, tổ chức lại quân đội, củng cố nền quốc phòng an ninh quốc gia.

Quân đội nhà Trần bao gồm đội cấm quân và quân tại các lộ.

  • Cấm quân được hiểu là đạo quân chuyên phụ trách việc bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua.
  • Tại các làng xã thì có hương binh. Khi chiến tranh xảy ra, còn có thêm quân đội của các vương hầu hỗ trợ.

nha Tran xay dung quan doi va cung co quoc phong nhu the nao

Với hệ thống quân đội được phân chia thế này thì nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào?

  • Thực hiện chính sách: “Ngụ binh ư nông”.
  • Đề ra chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”, xây dựng tinh thần đại đoàn kết toàn quân.
  • Quân đội nhà Trần được đào tạo binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
  • Cử các vị tướng giỏi đóng quân tại các vị trí chiến lược hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc. Vua Trần thường đích thân đi tuần tra việc phòng vệ ở các địa điểm này.
  • Dưới thời Trần có nhiều vị thống soái tinh nhuệ như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,…

Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?

Năm 1341, vua Trần Dụ Tông hạ chỉ dụ để Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên tập, soạn sửa và ban hành bộ Hình luật.

Bộ luật này tương đồng với bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm nhiều điều lệ.

bo luat nao duoc ban hanh duoi thoi Tran

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần thì bạn đọc có thể thể tham khảo pháp luật thời Trần.

  • Nhà Trần rất quan tâm đến pháp luật, ban hành Quốc triều hình luật về cơ bản có nhiều nét tương đồng với bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm.
  • Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư nhân, đặt ra nhiều quy định cụ thể đối với việc mua bán ruộng đất.
  • Cơ quan pháp luật được củng cố và ngày càng hoàn thiện.
  • Đặt ra cơ quan thẩm hình viện.
  • Đặt chuông tại điện Long Trì để nhân dân kêu oan.

Xem thêm:

Bài viết trên đã đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về điền trang là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!