Đất hiếm là gì? Những điều cần biết về đất hiếm

Đất hiếm là gì? Việt Nam có tồn tại đất hiếm không, đặc điểm và ứng dụng thực tiễn của đất hiếm như thế nào, tất cả thắc mắc xoay quanh vấn đề này sẽ được BachKhoaWiki bật mí trong bài viết dưới đây nhé.

Đất hiếm là gì

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm (rare earth) là yếu tố quyết định sự ra đời của các loại thiết bị, phụ kiện trong công nghệ thông tin, y khoa, giao thông, hóa lọc dầu, luyện kim, quân sự. Thành phần có trong đất hiếm đóng góp vai trò không hề nhỏ cho ngành công nghệ hiện đại.

Các loại đất hiếm và công dụng của đất hiếm là gì?

Đất hiếm được tìm thấy ở nhiều nơi trên bề mặt vỏ trái đất, tuy nhiên chúng lại không phân bố với trữ lượng lớn ở cụ thể một nơi nào và chi phí khai thác đất hiếm cũng rất tốn kém, đòi hỏi trình độ cao. Hiện nay, có tất cả 17 nguyên tố đất hiếm lần lượt là:

  • Xeri (Ce)
  • Dysprosi (Dy)
  • Erbi (Er)
  • Europi (Eu)
  • Gadolini (Gd)
  • Holmi (Ho)
  • Lantan (La)
  • Luteti (Lu)
  • Neodymi (Nd)
  • Praseodymi (Pr)
  • Promethi (Pm)
  • Samari (Sm)
  • Scandi (Sc)
  • Terbium (Tb)
  • Thuli (Tm)
  • Ytterbi (Yb)
  • Yttri (Y)

Đất hiếm là gì

Các nhà khoa học thường tìm thấy đất hiếm trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Đất hiếm có công dụng vô cùng to lớn trong nhiều ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, y tế,… và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Ứng dụng của đất hiếm là gì?

Ứng dụng của đất hiếm trong công nghiệp

Đất hiếm được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp, đặc biệt đất hiếm sẽ phát huy tác dụng nhằm tạo ra những hiệu ứng mạnh trong đồ điện tử, là thành phần vô cùng quan trọng trong ngành công nghệ cao. Cụ thể, dưới đây là những ứng dụng phổ biến của đất hiếm trong công nghiệp:

  • Chế tạo nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện.
  • Được ứng dụng trong công nghệ laser hồng ngoại cho mục đích quân sự.
  • Có vai trò quan trọng trong việc tạo cảm biến cho tên lửa.
  • Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng.
  • Dùng làm chất xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý chất thải môi trường.
  • Chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình.
  • Chế tạo các linh kiện trong thiết bị thông minh, nhằm làm giảm trọng lượng của điện thoại, máy tính,…
  • Cerium, lanthanum và lutetium được dùng để đánh bóng mặt kính cũng như trang trí thêm màu sắc cho kính. Đất hiếm được ứng dụng cao trong ngành công nghiệp sản xuất kính.
  • Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện.

Ứng dụng của đất hiếm trong nông nghiệp

Trong công nghiệp, đất hiếm được sử dụng với mục đích chính là dưỡng chất trong phân bón cho cây trồng, đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng, nhằm tăng năng suất, sức chống chịu và từ đó mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.

Đất hiếm là gì

Bên cạnh đó, nó còn được dùng để diệt mối, mọt cho cây, giúp bảo quản và ngăn chặn tình trạng bị xâm nhập bởi côn trùng cho cây trồng.

Ứng dụng của đất hiếm trong y tế

Bên cạnh những công dụng hữu ích cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đất hiếm còn là nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất các thiết bị y tế như máy móc phẫu thuật hoặc máy tạo nhịp tim. Không những thế, các nguyên tố đất hiếm còn góp phần tạo ra các loại thuốc có tính đặc trị cao như thuốc hỗ trợ quá trình chữa trị ung thư, thuốc chữa bệnh về xương khớp, …

Tác hại của đất hiếm là gì?

Mặc dù có tính ứng dụng thực tiễn cao, nhưng quá trình khai thác đất hiếm nếu không tuân theo quy trình nghiêm ngặt sẽ để lại những hậu quả khó lường, làm tổn hại đến môi trường và con người.

Các quặng đất hiếm có chứa một lượng độc tố nhất định, thậm chí còn có cả chất phóng xạ, chính vì thế trong quá trình khai thác sẽ làm tổn hại đến môi trường đất, nước xung quanh các mỏ và trung tâm xử lí quặng. Bên cạnh đó, nó còn có thể là mầm mống bệnh tật cho công nhân khai thác.

Đất hiếm là gì

Quá trình khai thác các mỏ quặng đất hiếm sẽ thải ra các sản phẩm có phụ gốc kim loại, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước xung quanh, và về lâu dài nó sẽ gây tác hại khôn lường lên sức khỏe của người dân.

Việt Nam có đất hiếm không?

Theo kết quả được công bố từ một cuộc thăm dò địa chất thực hiện bởi các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 120 triệu tấn đất hiếm có mặt trên toàn thế giới, trong đó Trung Quốc sở hữu 44 triệu tấn, 22 triệu tấn tại Brazil và 18 triệu tấn ở Nga.

Còn tại Việt Nam có khoảng 20 triệu tấn đất hiếm, phân bố tập trung ở vùng núi Tây Bắc, chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, trong đó mỏ quặng lớn nhất nằm ở Bắc Nậm Xe (Lai Châu). Bên cạnh đó, một số quặng đất hiếm cũng được tìm thấy ở dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu. Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia trên thế giới có tiềm năng đất hiếm.

Xem thêm:

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được đất hiếm là gì cũng như những thông tin cần thiết có liên quan đến các quặng đất hiếm. Nếu thấy hữu ích hãy Like và Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé!