Dashboard là gì? Vì sao dashboard có ảnh hưởng thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp

Với dân văn phòng hay lập trình viên chắc chắn thuật ngữ dashboard không còn quá xa lạ, tuy nhiên với một người không trong ngành thì đây là một khái niệm khá mới mẻ. Để có thể giải đáp được tất cả các thắc mắc liên quan đến dashboard là gì hãy cùng BachkhoaWiki đi tìm câu trả lời nhé!Dashboard là gì?

Dashboard là gì?

Dashboard là một thuật ngữ tiếng Anh và gia nhập vào Việt Nam có thể được hiểu là bản điều khiển dữ liệu.

Hay ta cũng có thể hiểu dashboard là một bảng điều khiển kỹ thuật số (digital control), hay một giao diện số được dùng để thu thập và tổng hợp dữ liệu của toàn bộ tổ chức.

Để có thể hiểu một cách rõ hơn thì dashboard là một công cụ quản lý thông tin trực quan theo dõi, phân tích và hiển thị các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) , thu thập những số liệu và các điểm dữ liệu quan trọng để theo dõi tình hình của một doanh nghiệp, bộ phận hoặc quy trình cụ thể.

Dashboard là gì?

Và những thông tin số liệu này có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bộ phận và công ty sao cho phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh.

Với một dashboard chúng ta không chỉ nhìn thấy các dữ liệu chuyên sâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, mà nó còn đưa ra một cái nhìn tổng quát về năng suất của từng bộ phận, các xu hướng, các hoạt động, các chỉ số KPI (Key Performance Indicator – hay còn gọi là chỉ số đánh giá thực hiện công việc).

Một số khái niệm liên quan đến dashboard

Dashboard Excel là gì?

Dashboard Excel được hiểu là bảng điều khiển Excel.

Công cụ Dashboard trong Excel giúp bạn những gì?

Đó là là một bảng trực quan giúp người quản lý và lãnh đạo một doanh nghiệp theo dõi KPI hoặc số liệu chính và  từ đó đưa ra quyết định một cách chính xác thông qua những số liệu, phân tích dựa trên nó.

Một dashboard Excel có chứa các biểu đồ, bảng, khung nhìn được hỗ trợ bởi dữ liệu.

Để có thể tạo dashboard Excel là một quy trình gồm nhiều bước và có một số điều quan trọng bạn cần ghi nhớ khi tạo nó. Và một điểm quan trọng là ngay cả trước khi bạn khởi chạy Excel, bạn cần phải rõ ràng về các mục tiêu của bảng điều khiển.

Tương tự, nếu bạn tạo ra một bảng điều khiển cho bộ phận nhân sự để theo dõi đào tạo nhân viên, thì mục tiêu sẽ là cho thấy số lượng nhân viên đã được đào tạo và có bao nhiêu nhu cầu được đào tạo để đạt được mục tiêu đã được đề ra trước đó.

Dashboard iPhone là gì?

Đối với tin đồ iPhone chắc đã quá quen với dashboard iPhone. Bảng điều khiển Dashboard đã được giới thiệu lần đầu tiên trong hệ điều hành Mac OS X 10.4 Tiger vào năm 2005.

Tuy nhiên, lần cuối cùng ứng dụng này được cập nhật là trên phiên bản OS X 10.7 Lion năm 2011.

Dashboard là gì? Vì sao dashboard có ảnh hưởng thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp

Có một số thông tin cho rằng Apple đã quyết tâm loại bỏ hoàn toàn màn hình Dashboard khỏi phiên bản hệ điều hành macOS Catalina mới nhất của mình, được giới thiệu tại sự kiện WWDC 2019.

Business dashboard là gì?

Business dashboard là gì? Chúng ta có thể thấy rằng hầu như bất kỳ dashboard nào được sử dụng bởi một doanh nghiệp đều thuộc loại này.

Và dựa trên business dashboard, người quản lý hoặc lãnh đạo có thể đưa ra được những quyết định một cách chính xác nhất nhằm giúp cho công ty ứng biến lại những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Một số mục đích của business dashboard:

  • Theo dõi các số liệu kinh doanh quan trọng

  • Giám sát các sáng kiến ​​kinh doanh thông minh
  • Báo cáo dữ liệu cho các bên liên quan

KPI dashboard là gì?

KPI dashboard là gì? để hiểu được điều này, đầu tiên chúng ta hãy đi tìm hiểu KPI là gì nhé!

KPI là viết tắt của Key Performance Indicator. Đó là trái tim và linh hồn trong tổ chức của bạn và nó liên quan trực tiếp đến hiệu suất công việc trong team của bạn.

Chúng là những bước đệm định hướng cho doanh nghiệp của bạn đi đến thành công lâu dài.

Vậy làm thế nào để có được một KPI Dashboard thành công? Một KPI Dashboard thành công phải đầy đủ những yếu tố sau:

  • Đặt mục tiêu và chỉ tiêu hữu hình cho từng bộ phận.
  • Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho trách nhiệm giải trình trong từng bộ phận.
  • Cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về mục tiêu và tiến độ.

Dashboard kiếm tiền online là gì?

Chúng ta có thể kiếm tiền online thông qua sử Dụng Dashboard D2C.

D2C là hình thức affiliate marketing mới trong kiếm tiền online của AccessTrade.

D2C nghĩa là Direct to Customer, tức là publisher sẽ trực tiếp chạy những chiến dịch từ nhà cung cấp mà không có thông qua bất kỳ một bên trung gian hay sàn thương mại điện tử.

Chính bởi vì được làm việc trực tiếp giữa nhà cung cấp và publisher nên AccessTrade D2C luôn đảm bảo được mức hoa hồng cao nhất cho anh/chị em publisher. Bên cạnh đó, các publisher có cơ hội tiếp cận những sản phẩm, hàng hóa chất lượng, uy tín.

Mục đích của dashboard là gì?

Dashboard được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau dù là trong kinh doanh và trong đời sống. Dưới đây là một số mục đích chính của dashboard:

  • Nó cho phép ta thấy được bức ảnh doanh nghiệp một cách nhanh chóng & toàn diện nhất.
  • Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về dữ liệu, giúp giám sát thời gian thực của nhiều bộ phận khác nhau như Marketing, Sale; từ đó có thể giúp tổ chức cải tiến năng suất của doanh nghiệp.
  • Xây dựng một hệ thống data dashboard dành riêng cho doanh nghiệp của bạn

Vì sao dashboard thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp

Dashboard thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp bởi nó trả lời các câu hỏi kinh doanh quan trọng về doanh nghiệp của bạn.

Không giống như các công cụ kinh doanh khác, bảng điều khiển được thiết kế nhằm phân tích nhanh và nhận thức được thông tin. Cách tiếp cận phổ biến nhất để thiết kế Dashboard doanh nghiệp là xây dựng nó bằng định dạng câu hỏi kinh doanh.

Vì sao dashboard thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp

Thông qua việc trả lời các câu hỏi thì bạn có thể có một cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp của bạn để từ đó có hướng đi giúp doanh nghiệp phát triển.

Ưu điểm của dashboard là gì?

Những ưu điểm của hệ thống Dashboard:

  • Trực quan và sinh động vì chủ yếu bao gồm các biểu đồ, đồ thị và hình ảnh giúp cho các nhà phân tích có thể tìm ra vấn đề một cách nhanh chóng.
  • Giảm áp lực cho người trình bày khi đọc vì báo cáo chỉ tóm gọn trong một màn hình trình chiếu hoặc một trang giấy.
  • Bên cạnh đó, những thông tin này hỗ trợ rất nhiều cho các nhà quản lí trong việc đưa ra quyết định cho công ty và doanh nghiệp của mình. Để từ đó đưa ra những cái nhìn khái quát nhất, dự đoán dành cho doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.
  • Linh hoạt, dễ dàng cho phép người dùng tương tác để lựa chọn các phương án hoặc chỉ tiêu khác nhau từ tổng quan đến chi tiết một cách nhanh chóng và kịp thời cho việc đưa ra quyết định.
  • Sử dụng bảng điều khiển làm cho chủ đề ngắn gọn, súc tích, dữ liệu chính xác do được tổng hợp dưới dạng sơ đồ, đồ thị và bảng số liệu.Tiết kiệm thời gian lập và trình bày báo cáo vì tính tự động hóa của Dashboard qua việc tạo lập nó trên những form mẫu có sẵn trên máy tính.

Phân biệt dashboard và report

Dashboard được lập trình bởi người am hiểu sâu về phân tích kinh tế. Không phải ai cũng có khả năng có thể tạo ra một dashboard. Để có 1 dashboard chính xác và có thể giúp ích được cho nhà quản lý, cần trải qua quá trình phân tích, thu thập thông tin kỹ lưỡng có mang tính chọn lọc.

Nếu không hiểu rõ về dashboard thì bạn có thể sẽ dễ nhầm lẫn giữa Report ( hay còn gọi là báo cáo) và dashboard, để có thể phân biệt được chúng, chúng ta sẽ tách biệt chúng để tìm hiểu ngay sau đây nhé:

  • Report: đó là sau một quá trình đi xác minh, thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Họ báo cáo những thông tin trên với cấp trên các số liệu ở nhiều góc độ khác nhau.
  • Dashboard thì dựa vào sự phân tích, thu thập, tổng hợp các số liệu từ nhiều báo cáo khác nhau. Họ sẽ trình bày trên màn hình dưới dạng biểu đồ, bảng dữ liệu, ngắn gọn và mang tính khoa học cao.

Xem thêm:

BachkhoaWiki hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ dashboard là gì cũng như những điểm khác biệt giữa 2  dashboard và report. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên Like và Share để ủng hộ chúng tôi phát triển thêm nhiều bài viết cung cấp thông tin bổ ích cho người đọc nhé.