Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 – Bản hùng ca vẻ vang trong sự nghiệp thống nhất đất nước

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là một mốc son trong công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc chiến cứu nước lâu dài và khó khăn nhất trong lịch sử. Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa Xuân 1975 nhé.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa Xuân năm 1975 là muốn được Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước. Cụ thể hơn là vào tháng 4 năm 1974, Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã có Nghị quyết 21 yêu cầu các cơ quan chiến lược giúp Tổng Quân uỷ chuẩn bị chủ trương và những giải pháp lớn về quân sự, trong đó, tập trung xây dựng “Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam”.

Cuối tháng 8 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam và Quân uỷ miền cũng gửi ra Hà Nội bản Kế hoạch tác chiến mùa khô 1974 – 1975 với dự kiến giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976. Nội dung kế hoạch này cũng được bổ sung vào dự thảo kế hoạch của Quân uỷ Trung ương. Bản kế hoạch sau nhiều lần bổ sung, sửa đổi đã được Trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng, trình bày tại Hội nghị ngày 30 tháng 9 năm 1974 giữa Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Hà Nội.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 - Bản hùng ca vẻ vang trong sự nghiệp thống nhất đất nước

Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Diễn biến cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 trải qua 3 chiến dịch khác nhau: 

Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3)

  • Ngày 4 tháng 3 năm 1975, quân ta đánh nghi binh ở Pleiku và Kon Tum.
  • Ngày 10 tháng 3 năm 1975, bất ngờ đánh mạnh ở ở Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi.
  • Ngày 12 tháng 3 năm 1975, địch phản động chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.
  • Ngày 24 tháng 3 năm 1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 - Bản hùng ca vẻ vang trong sự nghiệp thống nhất đất nước

Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3)

  • Ngày 21 tháng 3 năm 1975, ta đánh thẳng vào căn cứ của địch, hình thành thế bao vây thế trận trong thành Huế.
  • Ngày 26 tháng 3 năm 1975, giải phóng hoàn toàn thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
  • Ngày 29 tháng 3 năm 1975, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.
  • Cuối tháng 3 đầu tháng 4, các tỉnh còn lại ở miền Trung, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ được giải phóng.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 - Bản hùng ca vẻ vang trong sự nghiệp thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4)

  • Ngày 26 tháng 4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân tiến vào Sài Gòn chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
  • Ngày 30 tháng 4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ nội các Sài Gòn.
  • Ngày 2 tháng 5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 - Bản hùng ca vẻ vang trong sự nghiệp thống nhất đất nước

Chiến dịch Tây Nguyên

Diễn ra từ ngày 4/3 đến ngày 24/3, mật danh là Chiến dịch 275, là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, do Quân giải phóng miền Nam Việt Nam phát động tấn công. Với cuộc tiến công của phía Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 10 tháng 3 năm 1975 vào Buôn Ma Thuột , cánh Nam của Quân đoàn II, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị sụp đổ.

Chiến dịch Giải phóng Huế – Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 21/3 đến ngày 29/3, đây được coi là một chiến dịch trong các chiến dịch lớn của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, do Quân giải phóng miền Nam Việt Nam phát động, đưa đến kết thúc thành công cuộc cho cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 đến hết ngày 29 tháng 3 năm 1975, sau khi chiến dịch Tây Nguyên diễn ra được một ngày. Diễn biến các hoạt động quân sự của chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ hơn được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên 1975, Chiến dịch Nam – Ngãi (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Chiến dịch Đà Nẵng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh

Diễn ra từ ngày 26/4 đến ngày 30/4, Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định là cái tên lúc ban đầu của chiến dịch. Đây là chiến dịch cuối cùng của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và Chiến tranh Việt Nam.

Đây cũng là chiến dịch quân sự diễn ra trong thời gian ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn và kéo theo là cuộc tiếp quản chính quyền cũ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính Phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1/5 và 2/5.

Chiến dịch này dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự về mặt lãnh thổ giữa hai miền Nam – Bắc của Việt Nam vào năm 1975, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo khác của Việt Nam năm 1976.

Kết quả của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Chiến dịch mùa Xuân năm 1975 là chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân giải phóng trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với thắng lợi quyết định. Trong Chiến dịch, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chính quy, địa phương, cảnh sát của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam cũng phải lên máy bay rút chạy. Kết quả của chiến dịch này là sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời, vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài xâm lược, chiếm đóng và chia cắt.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Xác định đúng con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là phải lấy bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Đây là chiến lược mang tính quyết định, là cách duy nhất và cuối cùng để có thể đưa cuộc kháng chiến đến với thắng lợi.

Hoàn cảnh trong nước và quốc tế, nhất là vào những năm 70 của thế kỷ XX có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta đã nhạy bén phát hiện ra thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đang tới gần.

Khi thời cơ đã chín muồi, tương quan lực lượng trong nước và bối cảnh quốc tế có lợi cho ta thì phải nhanh chóng hạ quyết tâm chiến lược kịp thời, chính xác và nhanh gọn để giải phóng được miền Nam ngay trong năm 1975 hoặc 1976. 

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 - Bản hùng ca vẻ vang trong sự nghiệp thống nhất đất nước

Ngoài ra chúng ta còn có được sự tích cực trong chuẩn bị chu đáo về thế và lực ở cả hai miền Nam – Bắc ngay từ những ngày đầu tiên của năm 1973. Trên cơ sở đó khôn khéo đưa ra các đòn đấu tranh ngoại giao để một mặt khẳng định vị thế, sức mạnh và quyết tâm của Việt Nam.

Ta đã chọn đúng hướng tiến công chiến lược, cách chỉ đạo phù hợp, hiệu quả, biết nắm bắt nhanh và chính xác mọi diễn biến ở chiến trường. Đồng thời, nhạy bén trong việc kiểm soát mọi động thái của địch, xoay sở và đưa ra các chiến lược, phương án nhanh chóng.

Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thể hiện đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam: lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh, lấy ít đánh nhiều, lấy trang bị kỹ thuật ít hơn và kém hiện đại để đánh thắng kẻ thù có nhiều lợi thế quân sự hơn.

Chiến thắng vẻ vang này khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo trong đường lối cách mạng và hiện thực hóa lý tưởng và khát vọng thống nhất đất nước của quân dân ta: kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tạo xung lực cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

Bài học lịch sử từ cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã đánh giá đúng kẻ thù từ rất sớm, có chủ trương, có đường lối phù hợp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ (1954 – 1960).

Đánh giá đúng bản chất, âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 7 – 1954) chỉ rõ: “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương”.

Hội nghị lần thứ 15 (năm 1959) của BCH Trung ương Đảng (khóa II) chỉ rõ: Mỹ – Diệm chẳng những là kẻ thù của nhân dân miền Nam đang bị chúng thống trị mà còn là kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam, của nhân dân miền Bắc đã được giải phóng. 

Bên cạnh đó, Đảng lãnh đạo giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ – Ngụy (1961 – 1965). Để đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam, chiếm lại những địa bàn, vùng dân cư đã mất sau Phong trào Đồng Khởi của ta, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Đây là chiến lược đầu tiên trong 3 loại hình chiến tranh nằm trong chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ.

Trong những năm 1961 – 1964, nhân dân miền Nam vừa đấu tranh, vừa chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng với sự chi viện hiệu quả từ miền Bắc. Nhiều trung đoàn chủ lực Miền được thành lập. Tích cực mở rộng căn cứ cách mạng, phát triển chiến tranh du kích, tăng cường đánh phá các căn cứ quân sự xung yếu của địch như sân bay, kho tàng, bến cảng, phá hệ thống ấp chiến lược do địch lập ra, liên tiếp giành thắng lợi trên các chiến trường.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Nhà nước ta có nét độc đáo về chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn.

Đảng ta đã động viên và phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, đó là: Sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc vừa chiến đấu, xây dựng, vừa chi viện đắc lực sức người, sức của cho miền Nam, kết hợp với sức mạnh của đồng bào và chiến sĩ miền Nam trực tiếp trên tuyến đầu đánh Mỹ và thắng Mỹ. 

Ta nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, tạo thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 giành thắng lợi trọn vẹn. Sau Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Trị Thiên – Huế, Đà Nẵng.

Bộ Chính trị nhận định: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có đủ điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”.

 Hình ảnh của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Xem thêm:

Trên đây là thông tin về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Đừng quên Like & Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục cập nhật nhiều thông tin lịch sử bổ ích hơn nữa nhé.