Bỏ túi ngay bài cúng ông Táo và những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Từ xa xưa, phong tục cúng ông Táo đã được nhiều người dân Việt Nam tôn trọng và lưu truyền qua nhiều thế hệ và cho đến nay nó đã trở thành một nghi thức tín ngưỡng dân gian đồng thời cũng là truyền thống tốt đẹp không thể thiếu của nhiều gia đình. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về nghi lễ này nhé.

Ông Công, ông Táo là ai?

Đầu tiên hãy cùng nhau đi sâu tìm hiểu xem ông Công, ông Táo là ai nhé.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân vốn có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích 2 ông 1 bà.

Theo đó thì Táo Quân bao gồm 3 vị thần là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Trong đó, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Cúng ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là gì?

Theo truyền thống từ xa xưa được lưu truyền từ đời này sang đến đời khác, người Việt Nam luôn tồn tại một quan niệm là Táo quân sẽ là người chịu trách nhiệm lên trời và bẩm báo với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra của con người ở nhân gian.

Chính vì vậy mà lễ cúng ông Công ông Táo ra đời và chiếm một vị trí rất quan trọng trong văn hóa của dân tộc ta.

Người Việt Nam thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo với mong muốn Táo quân sẽ mang những điều tốt đẹp nhất đem lên thưa với Ngọc Hoàng.

Cứ vào 23 tháng Chạp, nhà nhà người người lại tấp nập chuẩn bị một đôi ba con cá chép sống, cùng với đồ lễ tùy vào điều kiện gia đình để dâng lên ông Công ông Táo.

Sau khi cúng xong thì đem đi phóng sinh để hy vọng cá chép của mình sẽ đưa ông Táo về trời an toàn.

Chuẩn bị mâm cúng ông Táo

Cúng ông Táo ngày nào? Thời gian cúng ông Công, ông Táo

Phong tục thờ cúng ông Công ông Táo là tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam từ xưa đến nay qua rất nhiều thế hệ. Vậy cúng ông Táo là vào ngày nào? Thời gian cúng như thế nào sẽ may mắn cả năm? Cùng tìm hiểu câu trả lời nhé.

Theo truyền thống thì thời gian cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp, bởi theo quan niệm dân gian, đây được coi là thời điểm các Táo quy tụ để chuẩn bị chầu trời.

Cúng ông Táo

Cúng ông Táo gồm những gì? Nên cúng chay hay mặn?

Điều tiếp theo mà chúng ta cần phải biết chính là cúng ông Táo gồm những gì? Nên cúng chay hay mặn?

Đầu tiên là câu trả lời cho những ai đang thắc mắc cúng ông Táo nhất thiết gồm những gì nhé.

  • 3 chiếc mũ ông Táo: gồm 2 cái có cánh chuồn dành cho Táo ông và 1 cái không có cánh chuồn cho Táo bà
  • 3 bộ quần áo giấy: 2 bộ nam và 1 bộ nữ
  • Hài (giày) cho Táo: 2 đôi hài nam và 1 đôi hài nữ
  • Tiền vàng mã
  • 1 đĩa muối trắng
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa trầu cau nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 đĩa trái cây tươi
  • Rượu hoặc trà
  • Hương
  • Nến

Còn về câu hỏi nên cúng chay hay mặn thì còn tùy thuộc vào quan niệm cũng như điều kiện kinh tế riêng của từng gia đình.

Nếu với gia đình bình thường thì sẽ lựa chọn cúng mặn với nhiều món phổ biến như: gà trống luộc, thịt lợn luộc, xôi gấc, bánh chưng,…

Còn nếu là người theo Phật thì thường sẽ chọn cúng chay với những món như: xôi, chè, hoa quả, bánh trái,…

Cúng ông Táo

Văn khấn ông công ông táo chuẩn nhất

Sau đây là những bài cúng thần bếp trong nhiều dịp lễ khác nhau chuẩn nhất cho gia chủ để mong ước về một năm thuận hòa, may mắn, tốt lành đến với gia đình.

Văn khấn ông Táo hàng ngày

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay Ngày… Tháng… Năm…

Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Cúng ông Táo

Văn khấn ông Táo về nhà mới

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương trời! Con lạy mười phương đất.

Con lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Gia đình chúng con mới chuyển đến đây là: …

Chúng con thành tâm sắm mâm lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả.

Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới.

Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Cúng ông Táo

Văn khấn ông táo ngày mùng 1

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay ngày… tháng… năm…

Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn Thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn Thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn Thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Cúng ông Táo

Văn khấn ông táo 23 tháng chạp

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Cúng ông Táo

Cách cúng ông Táo ngày thường

Từ xưa đến nay, trong truyền thống tín ngưỡng dân gian, phong tục cúng ông Táo đã được nhiều người dân Việt Nam lưu truyền và trân trọng.

Không chỉ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp mà có một số địa phương vẫn giữ nếp cúng ông Táo cả trong ngày rằm và cả ngày thường.

Vậy cách cúng ông Táo ngày thường như thế nào mới đúng chuẩn phong tục dân tộc? Cùng tìm hiểu nhé.

Việc cúng ông Táo ngày thường thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

Mỗi gia đình thờ ông Táo thì cũng sẽ chuẩn bị những loại lễ vật khác nhau nhưng chủ yếu thường sẽ là chè ngọt, hoa quả, bánh trái,… để cúng ông Táo.

Nếu có điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị một số món mặn hoặc chay khác nhau. Nói chung việc làm mâm cúng ông Táo ngày thường sẽ không cần quá cầu kỳ.

Ngoài những lễ vật trên thì cần chuẩn bị thêm 3 chén nước, 3 chén rượu đặt trên bàn thờ và cần được thay mới vào buổi sáng hằng ngày.

Lưu ý trước khi làm lễ thì cần lau chùi bàn thờ sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính đối với bậc thánh thần.

Cúng ông Táo

Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo

  • Nghi lễ cúng ông Công ông Táo không nên thực hiện sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 Âm lịch).
  • Không lau dọn ban thờ sạch sẽ, đồ thờ không được rửa sạch, bày biện không ngay ngắn, không thay nước trong cốc cẩn thận.
  • Không đặt mâm cúng và các lễ vật ở trên ban thờ trong bếp.
  • Khi cúng không để lửa trong bếp cháy rực, mâm cỗ đề huề, như vậy có thể làm cho gia chủ không nhận được sự ấm no, sung túc.
  • Sau khi tàn hương không đi hóa vàng vàng mã và không phóng sinh cá chép.
  • Khi cúng, gia chủ không nên cầu xin sung túc hay phú quý cho gia đình mà chủ xin ông Táo bẩm báo điều tốt, giảm bớt nói điều không hay.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki về tục cúng ông Táo và những điều nên tránh khi cúng ông Công ông Táo. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có động lực mang đến những kiến thức thú vị hơn nhé.