Copywriter là gì? Những “ngách” về Copywriter mà freelancer nào cũng nên biết

Các ngành “hot hòn họt” luôn là sự lựa chọn đầu tiên của các bạn trẻ năng động. Copywriter cũng không nằm ngoại lệ. Vậy copywriter là gì? Mức lương bao nhiêu?… Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

copywriter

Copywriter là gì?

Copywriter là người viết lại nội dung văn bản cho một doanh nghiệp đang làm marketing, quảng cáo hay các ấn phẩm phục vụ cho việc đăng bài và quảng bá thương hiệu. 

Copywriting nghĩa là gì?

copywriter

Copywriting là một hành động, sự chuẩn bị thực hiện nội dung theo kế hoạch của agency hay chiến dịch marketing với mục đích cải thiện doanh số. 

“Chủ xị” đi đầu trong việc lên kế hoạch truyền thông, nghiên cứu, khai thác, biên tập làm tăng độ nhận diện của các thương hiệu marketing thông qua: slogan, quảng cáo, văn bản, âm thanh, video,…

Copywriter là nghề gì?

“Copy” được dịch là sao chép, “writer” được dịch là người viết. Nhìn thoáng qua thì ta chỉ nghĩ đây là một công việc chuyên đi sao chép nội dung nào đó nhưng thật chất không phải như vậy.

Copywriter là người chuyên viết quảng cáo, “biến hoá” những nội dung từ các từ ngữ để chúng trở nên đa dạng và phong phú nhằm phục vụ cho một chiến dịch hay thương hiệu marketing trong doanh nghiệp.

Không những vậy, phạm vi công việc này còn được hiểu rộng hơn qua các công việc như: viết được kịch bản TVC, viết kịch bản phim ngắn, viết brochure,..

Một số khái niệm có liên quan

copywriter

  • Copywriting marketing là gì?

Đây là một ngành thuộc trong lĩnh vực content marketing. Copywriting marketing được hiểu là người chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược marketing trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng được những giá trị mà khách hàng đang tìm kiếm.

Một công việc với nhiệm vụ truyền tải được nội dung hữu ích đến những khách hàng có mục tiêu 

  • Copywriting agency là gì?

Đây là ngành “đồng hành” xuyên suốt cùng với agency. Họ là người sử dụng những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu nhưng hấp dẫn cho các slogan, tiêu đề, catalogue,… để thu hút được khách hàng.

  • Freelance copywriter là gì?

Cũng là những “người anh em” chinh chiến với content nhưng Freelance copywriter lại thiên hướng tự do hơn. 

Đây là công việc làm copy tự do, không gò bó về thời gian, mức thù lao được nhận đúng với năng lực của bản thân mình.

Đây là công việc có hoạt động, kiến thức thực tế dày dặn và kết hợp cùng các doanh nghiệp marketing, agency trong các chiến dịch marketing quảng bá thương hiệu.

Phân loại copywriter hiện nay

copywriter

Creative/Advertising copywriter

Creative/Advertising copywriter là công việc truyền cảm hứng sản phẩm đến với người đọc, người tiêu dùng. 

Để các ấn phẩm của mình bắt được “tần số” của khách hàng thì đòi hỏi sự sáng tạo đột phá và mang phong cách riêng. 

Digital copywriter

Digital copywriter là công việc “thổi hồn” các ấn phẩm qua phương tiện truyền thông. Đồng thời giúp khách hàng tiếp cận được với sản phẩm nhanh hơn qua công cụ digital.

Technical copywriter 

Technical copywriter là công việc cần có kỹ năng chuyên môn về công nghệ rành rõi.

Hoạt động chủ yếu trên các sản phẩm công nghệ nên cần sự trau chuốt về kiến thức cũng như kỹ năng chắn chắn. 

SEO copywriter

SEO copywriter đem đến cho các nhân viên marketing sự chuyên nghiệp nhất định. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, ngắn gọn nhưng đủ thuyết phục để để hiện các chiến dịch một cách hiệu quả qua tần suất “góp mặt” của keywords, link,…

Brand copywriter

Brand copywriter là công việc hoạt động cùng với nhãn hàng, thương hiệu là đối tượng chính.

Nhân viên marketing lên kế hoạch, nội dung để quảng bá thương hiệu mà nhãn hàng yêu cầu. Đồng thời cũng phải hiểu rõ được nhu cầu khách hàng. 

Publish/Content copywriter

“Bà hoàng các con chữ, cảnh sát chính tả” chính là những điều nổi bật ở Publish/Content copywriter. 

Đây được xem là thế giới muôn màu cho các marketer đam mê con chữ với mục tiêu có thể cung cấp được nhiều thông tin chất lượng nhất đến với khách hàng.

Phân loại copywriter theo cấp bậc

copywriter

Intern copywriter

Cấp bậc để chỉ những người viết nội dung “chân ướt chân ráo” vào nghề. 

Vị trí intern copywriter dành cho các bạn sinh viên năm 2,3 năm cuối hoặc sinh viên mới ra trường muốn thực tập 

Junior copywriter

Junior copywriter là vị trí dành cho những nhân viên marketing chưa có nhiều kinh nghiệm trong “ngành”

Content manager

Content manager là “đầu tàu” trong thế giới content với nhiệm vụ cung cấp và đào tạo các nhân viên để đáp ứng được nhu cầu kỹ năng cần thiết trong nghề 

Đây là vị trí cho những nhân viên có kinh nghiệm từ 2-3 năm

Content director

Content director là vị trí yêu cầu kinh nghiệm từ 2-3 năm 

Đây là vị trí chịu trách nhiệm trước bộ phận lãnh đạo về thành phẩm cuối cùng được  “tung” ra trên thị trường 

Mức thu nhập của nghề copywriting

copywriter

Thu nhập của “ngành” quốc dân này luôn là điều mà chắc hẳn ai cũng muốn được giải đáp. Mức thu nhập của nghề copywriting rất đa dạng và theo từng bậc kinh nghiệm khác nhau:

  • Với kinh nghiệm bình thường sẽ có mức lương trung bình từ 30.000 đến 50.000$/năm
  • Với kinh nghiệm ổn định, dày dặn có mức lương trung bình từ 50.000 đến 70.000$/năm
  • Với kinh nghiệm uyên bác, thâm sâu sẽ có mức lương trung bình lên đến trên 100.000$/năm

Các kỹ năng cần có của một copywriter

copywriter

Những kỹ năng cần có của một copywriter có thể kể đến như:

  • Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp thông tin
  • Kỹ năng viết bài thu hút, chuẩn SEO để tối ưu hoá bài đăng
  • Kỹ năng “hiểu sâu cảm thấu” khách hàng
  • Kỹ năng viết bài PR cho các trang mạng xã hội
  • Kỹ năng “câu” title đa dạng, phong phú
  • Kỹ năng thiết kế đồ hoạ, sử dụng phần mềm photoshop cơ bản 

Phân biệt copywriter và content writer

copywriter

Copywriter Content writer
Công việc Viết với nội dung ngắn, tác động được ngay đến người đọc từ “cái nhìn” đầu tiên. Hoàn thành những nội dung có tính chất gây tò mò và cuốn hút.  Viết nội dung nhưng mang tính chất cụ thể, dài hơn để cung cấp đủ kiến thức, nội dung cho người đọc.
Mục đích Thuyết phục khách hàng, cung cấp thông tin, tăng độ nhận diện thương hiệu, nhận thức về sản phẩm qua các nội dung có ảnh hưởng mạnh.  Thu hút người đọc, tạo được “cảm tình” đến khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin, chia sẻ kiến thức để biến các khách hàng tiềm năng thành khách hàng thương hiệu. 
Các dạng bài thường viết Tờ rơi, kịch bản quảng cáo(TVC), poster, slogan, lời bài hát, các ấn phẩm quảng cáo,… Blog, tin tức, website, mô tả nội dung, email campaigns, video script, case study,…

Học copywriter ở đâu?

copywriter

Copywriter là một ngành nghề phổ biến và ưa chuộng nên rất dễ để tìm học. Bạn có thể học và trau dồi kỹ năng qua:

  • Trang YouTube của các freelancer, người sáng tạo nội dung, blogger,..

VD: Erik Thỏ, Ngocdenroi, CaoCaoisbranding, Quán trà đá YouTube, Ngáo content,…

  • Các khóa học online miễn phí nhận được chứng chỉ hay những học viện đào tạo về content:

VD: Marsal Academy, Udemy, Masterclass, Skillshare, Tomorrow Marketer Academy,..

  • Một số sách, tài liệu hay về content hay:

VD: Content hay nói thay nước bọt – MediaZ, Ý tưởng này là của chúng mình – Huỳnh Vĩnh Sơn, Bút chì sắt,Ý tưởng lớn,Quảng cáo để đời- Luke Sullivan, Sam Bennett, Viết đi đừng sợ- Gam7+,….

  • Các fanpage, diễn đàn, group giao lưu giữa những bạn yêu thích marketing nói chung và copywriter nói riêng 

VD: Brands Vietnam, Cuộc sống agency, Thế hệ Content Marketing, Marketing for Youngsters,…  

Xem thêm:

Bài viết trên là những thông tin hữu ích liên quan đến copywriter là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin cho bạn đọc. Hãy like, share, comment để ủng hộ BachkhoaWiki trong những bài viết có nội dung chất lượng hơn nữa nhé!