COO là gì? So sánh sự khác biệt giữa CEO và COO

Tại các doanh nghiệp, người ta thường dùng rất nhiều cụm từ viết tắt để nói về chức danh của các vị lãnh đạo trong công ty như CEO, COO, CFO, CCO, CMO,… Trong bài viết lần này, BachkhoaWiki sẽ mang đến cho các bạn những thông tin liên quan đến chủ đề COO là gì. Hãy cùng đón xem những thông tin thú vị đó nhé!

COO là gì?

COO là viết tắt của từ gì?

COO là cụm từ viết tắt cho “Chief operations officer”, dịch ra Tiếng Việt với nghĩa là giám đốc phụ trách điều hành hay giám đốc vận hành.

COO là gì?

COO là gì trong công ty?

COO là một trong những lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về các hoạt động hằng ngày của công ty. Từ đó, COO sẽ tiến hành báo cáo với giám đốc điều hành cấp cao nhất, hay gọi là Tổng Giám đốc điều hành (CEO).

Vai trò của COO là gì?

COO được xem là cánh tay phải đắc lực của CEO khi họ nắm giữ vai trò hỗ trợ các công việc nội bộ cho Tổng Giám đốc điều hành.

Do vậy, để có thể làm tốt được vai trò của mình, CCO phải tốt nghiệp Cử nhân hoặc một ngành nghề, môn học liên quan đến lĩnh vực này. Đồng thời, họ cũng là người hiểu rõ được các hoạt động và cách thức vận hành của doanh nghiệp tối thiểu 15 năm.

Vậy nhiệm vụ của COO là gì? Hãy xem tiếp phần tiếp theo để hiểu rõ hơn về chức vụ của các COO tại doanh nghiệp nhé!

Nhiệm vụ của COO là gì?

COO là người đảm nhận nhiệm vụ xây dựng các quy tắc kinh doanh, kế hoạch làm việc và chuẩn mực trong làm việc tại các doanh nghiệp. Mục đích của nó là giúp cho doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, COO còn phải cung cấp các số liệu và báo cáo một số nghiên cứu về các chính sách quan trọng của doanh nghiệp bằng phương pháp phân tích, dự đoán về tình hình của công ty trong hiện tại và tương lai.

Đồng thời, COO còn phải thực hiện nhiệm vụ phân công, chỉ đạo cho nhân viên cấp dưới thực hiện các chiến lược, kế hoạch và phương án đầu tư đã được vạch ra của công ty.

COO là gì? So sánh sự khác biệt giữa CEO và COO

Quan sát và nghiên cứu biến động thị trường cũng là một nhiệm vụ của COO nhằm tìm ra các giải pháp để tối ưu hóa chất lượng làm việc của nhân viên. Đồng thời, họ cũng là người đưa ra các chính sách và giải pháp nhân sự hợp lý để nâng cao hiệu suất trong công việc.

Một nhiệm vụ nữa cũng hết sức quan trọng mà các COO phải đảm nhận đó hoàn thành tất cả công việc được CEO giao phó.

Từ những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biểu được tại sao COO được xem là trợ thủ đắc lực của CEO rồi đúng không? Phần tiếp theo sau đây, BachkhoaWiki sẽ làm sự khác biệt giữa CEO và COO là gì. Hãy đón xem nhé!

Sự khác biệt giữa CEO và COO là gì?

CEO và COO đều có nghĩa là “giám đốc điều hành”, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, CEO được định nghĩa là “tổng giám đốc”.

CEO (tên viết tắt của Chief Executive Officer) là người có vai trò quan trọng nhất của công ty, thực hiện nhiệm vụ điều hành và đưa ra tất cả các quyết định liên quan đến mọi hoạt động diễn ra tại doanh nghiệp.

Có thể nói rằng CEO là người có quyền lực tối cao ở công ty và được ví như “thủ trưởng” của tổ chức đó. Một công ty thành công hay thất bại cũng phụ thuộc rất nhiều đến năng lực lãnh đạo của CEO.

COO là gì? So sánh sự khác biệt giữa CEO và COO

Khác với CEO, COO là người có vị trí quyền lực đứng thứ hai sau Tổng giám đốc. Họ sẽ là người trực tiếp làm việc với các giám đốc bộ phận cấp cao khác trong công ty như CFO (Giám đốc tài chính), CMO (Giám đốc marketing), CHRO (Giám đốc nhân sự), CCO (Giám đốc kinh doanh),…

Vậy có thể hiểu một cách đơn giản rằng CEO là “Tổng giám đốc”, còn COO sẽ tương đương với vị trí “Phó giám đốc” và họ chính là “cánh tay phải đắc lực” cho CEO của doanh nghiệp.

Một số chức danh khác trong công ty

CFO là gì?

CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer, có nghĩa là Giám đốc tài chính. Đây là một giám đốc phụ trách bộ phận quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Các lĩnh vực mà một CFO phụ trách đó là:

  • Nghiên cứu, phân tích và xây dựng các kế hoạch tài chính.
  • Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.
  • Đưa ra các cảnh báo về rủi ro và những dự báo trong tương lai có thể xảy đến với doanh nghiệp thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp.

CPO là gì?

CPO được viết tắt từ cụm từ Chief Product Officer, dịch ra Tiếng Việt với nghĩa là Giám đốc sản xuất. Đây là người sẽ chịu trách nhiệm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra theo đúng kế hoạch.

CPO sẽ thực hiện việc quản lý trực tiếp tất cả các lao động và phòng ban liên quan đến lĩnh vực sản xuất. Đồng thời, dựa trên năng lực sản xuất hiện tại và nguồn cung ứng của công ty để đưa ra các kế hoạch sản xuất phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

CCO là gì?

CCO (Chief Customer Officer) được hiểu với nghĩa là Giám đốc kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một chức vụ có vai trò rất quan trọng, chỉ đứng sau CEO, tức là ngang bằng với các COO.

Với vai trò là một người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, CCO chính là người giúp gia tăng nguồn lực và nâng cao tốc độ phát triển kinh doanh của công ty.

CHRO là gì?

CHRO là viết tắt của cụm từ Chief Human Resources Officer, có nghĩa là Giám đốc nhân sự – người có vai trò “quản lý” và “sử dụng” con người.

Nhiệm vụ của CHRO là lập kế hoạch và vạch ra các chiến lược để phát triển nguồn nhân lực cho công ty.

CMO là gì?

CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer. CMO là Giám đốc Marketing – một giám đốc cấp cao chịu trách nhiệm về mảng marketing cho công ty và báo cáo trực tiếp kết quả công việc lên CEO.

Như cái tên của nó, nhiệm vụ của CMO là phát triển sản phẩm qua các kênh truyền thông tiếp thị, tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.

Đồng thời họ cũng là người chịu  trách nhiệm các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối hay quản trị bán hàng,…

Xem thêm:

Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến COO và các giám đốc cấp cao trong một doanh nghiệp. Hy vọng bài viết vừa rồi của BachkhoaWiki sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích.