Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp của Việt Nam được Luật Doanh nghiệp 2020 điều chỉnh. Vậy công ty cổ phần là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki giải đáp thắc mắc này nhé!
Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông trong công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 03 và không có số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Mục tiêu của công ty cổ phần như sau:
Dưới khía cạnh pháp lý, công ty cổ phần là một pháp nhân nhưng về bản chất thì công ty cổ phần được xem như một tài sản được sở hữu bởi nhiều cá nhân, tổ chức góp vốn.
Tuy nhiên pháp luật hiện hành không đưa ra khái niệm về công ty cổ phần mà chỉ tiếp cận quyền sở hữu theo hướng chủ sở hữu cổ phần.
Vì vậy, hiểu một cách gián tiếp thì chủ sở hữu công ty cổ phần chính là chủ sở hữu cổ phần công ty, tức là cổ đông đồng sở hữu đối với công ty cổ phần.
Ví dụ như công ty cổ phần A có vốn điều lệ 20 tỷ đồng chia thành các cổ phần bằng nhau với mệnh giá 10.000/cổ phần, từ đó số cổ phần của công ty là 2 triệu cổ phần.
Luật Doanh nghiệp không phân loại công ty cổ phần cho nên có thể phân loại công ty cổ phần thành 3 loại như sau:
Theo quy định tại Điều 137 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông đó là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này phải có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Thành viên công ty cổ phần được gọi là cổ đông, những người này là chủ sở hữu cổ phần của công ty.
Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định số lượng tối thiểu là 03 cổ đông và không có số lượng tối đa. Các cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức.
Căn cứ Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn của công ty cổ phần như sau:
Vốn điều lệ của công ty là tổng mệnh giá cổ phần đã bán. Công ty phải đăng ký vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ.
So với các loại hình doanh nghiệp khác thì khả năng huy động vốn của công ty cổ phần khá linh hoạt.
Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách vay vốn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hoặc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có một số quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020:
Hội động quản trị có một số quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Khoản 2 Điều này quy định quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị. Về phiếu biểu quyết thì Hội đồng quản trị mỗi người có 1 phiếu.
Trường hợp nghị quyết, quyết định Hội đồng quản trị thông qua trái với luật, điều lệ gây thiệt hại thì các thành viên tán thành phải liên đới chịu trách nhiệm, các thành viên phản đối nghị quyết, quyết định được miễn trừ trách nhiệm.
Trường hợp này cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên.
Hoạt động chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần được quy định cụ thể tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020:
Để thành lập công ty cổ phần, cần phải tuân thủ các bước do luật quy định như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin và soạn thảo hồ sơ
Các thông tin cần chuẩn bị như sau:
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến
Người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền phải kê khai, nộp hồ sơ thành lập công ty tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua Email.
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết hồ sơ đến doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày.
Bước 3: Nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp và nộp phí, lệ phí
Nếu hồ sơ đã hợp lệ, người đại diện doanh nghiệp nộp bản cứng trực tiếp lên Phòng Đăng ký kinh doanh đồng thời nộp phí, lệ phí nếu có và đăng ký hình thức nhận kết quả.
Cơ quan Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ gốc, kiểm tra hồ sơ và thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp dự kiến qua Email cho người nộp.
Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu
Doanh nghiệp tự thiết kế hoặc thuê đơn vị được cấp phép thực hiện con dấu. Con dấu phải chứa tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Con dấu không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với cơ quan nhà nước khác. Sau khi khắc dấu phải công bố mới được sử dụng.
Top 10 công ty cổ phần nổi tiếng tại Việt Nam:
Như vậy bài viết trên đã mang đến cho các bạn một số thông tin cần thiết về công ty cổ phần là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!