Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 – Những tháng ngày khốc liệt

Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 có lẽ được xem là cuộc chiến tàn khốc và cũng thể hiện rõ rệt sự tan vỡ của mối quan hệ Việt – Trung. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về trận chiến này qua bài viết dưới đây nhé.

Hoàn cảnh lịch sử của chiến tranh biên giới phía bắc

Chiến tranh biên giới phía bắc giữa nổ ra vào ngày tháng năm nào?

Chiến tranh biên giới phía bắc giữa nổ ra vào ngày tháng năm nào? Chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 hay Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979, là một cuộc chiến khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước diễn ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 và kéo dài đến ngày 16 tháng 3 năm 1979.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Liên Xô

Tuy nhận được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, nhưng đến năm 1968 quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu có nhiều mâu thuẫn.

Có thể kể đến khi Việt Nam muốn cùng lúc giữ mối quan hệ hòa hiếu với cả Moskva và Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao. Hơn nữa vấn đề bất đồng quan điểm về cách thức tiến hành cuộc chiến với Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam cũng là một nguyên nhân cho sự rạn nứt quan hệ Việt – Trung.

Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã có chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc như là một đòn giáng vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1974, Trung Quốc cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Việc Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô và cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương khiến Trung Quốc phải dè chừng và đặt Viên Nam vào tầm ngắm.

Ngày 1 tháng 11 năm 1977, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài xã luận đã gọi Liên Xô như một kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời coi Mỹ như là một đồng minh.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Sau khi Trung Quốc đòi quân đội Liên Xô phải hoàn toàn triệt thoái khỏi Mông Cổ, đồng thời giảm số lượng các lực lượng vũ trang trên suốt tuyến biên giới Trung – Xô nhưng bị bác bỏ. Chính vì vậy, Trung Quốc đã lập tức tuyên bố cắt viện trợ cho Việt nam và rút hết chuyên gia về nước.

Tuy nhiên những hành động của phía Trung Quốc chỉ làm cho mối quan hệ của Liên Xô và Việt nam ngày càng khăng khít. Liên Xô bắt đầu cung cấp vũ khí mới như máy bay, tên lửa phòng không, xe tăng và vũ khí, đạn dược, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh cho Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển.

Bên cạnh đó, Liên Xô cũng tăng cường áp lực lên Trung Quốc với mục đích đạt được sự kéo dài Hiệp định Xô – Trung có giới hạn 30 năm về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14 tháng 2 năm 1950.

Sau khi mối quan hệ Trung – Mỹ ngày càng mật thiết thì cũng là lúc Liên Xô cần đẩy mạnh mối quan hệ gắn bó với Việt Nam.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Quan hệ Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc

Năm 1975, sau khi lên nắm quyền, Khmer Đỏ bác bỏ đề nghị đàm phán xây dựng mối quan hệ đặc biệt từ phía Việt Nam do lo ngại Việt Nam âm mưu áp đảo Campuchia và lôi kéo Campuchia vào Liên bang Đông Dương. Đồng thời tìm đến Trung Quốc để có được sự hậu thuẫn của nước này.

Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ do nước này cần một đồng minh tại Đông Nam Á để thay thế cho Việt Nam trong lúc quan hệ Việt – Trung ngày càng xấu đi, đồng thời ngăn chặn việc Việt Nam sẽ bành trướng ở Đông Dương.

Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Khmer Đỏ đã gây hấn với các nước láng giềng là Việt Nam và Thái Lan. Sau nhiều lần Khmer Đỏ cố tình gây chiến và tiến đánh Việt nam đã khiến cho mối quan hệ Việt Nam – Campuchia ngày càng đi xuống.

Năm 1975 Việt nam tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cố gắng nỗ lực trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương đã khiến cho Trung Quốc lo sợ và cho rằng Việt nam đang có ý định thôn tính cả Đông Dương.

Trong khi mối quan hệ giữa Campuchia – Trung Quốc ngày càng thân thiết thì quan hệ Việt – Trung lại có chiều hướng đi xuống.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Tháng 1 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu các nước Xã hội chủ nghĩa giúp đỡ giải quyết cuộc xung đột Việt Nam – Campuchia. Nhưng thậm chí Trung Quốc còn nhiệt tình cung cấp cho Campuchia vũ khí đạn dược và lực lượng.

Cùng lúc căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam và hệ quả là Việt Nam đã đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ.

Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Nguyên nhân chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

Sau khi nhận được tin tình báo cho biết Việt Nam sẽ tấn công Campuchia, đến tháng 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore và khẳng định rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia.

Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc “phản công” chống lại các khiêu khích của Việt Nam.

Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia – một đồng minh của Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỷ XX.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc

Tiến sĩ Xiaoming Zhang của trường Air War College, Hoa Kỳ cho rằng Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam vì liên minh của Hà Nội với Moskva khiến Đặng Tiểu Bình tin rằng mối đe dọa của Liên Xô sẽ không chỉ từ phía bắc mà cả từ phía nam…

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tin rằng nếu tiến hành cuộc tấn công trừng phạt Việt Nam sẽ là đòn đánh vào chiến lược bành trướng toàn cầu của Liên Xô.

Ngoài ra, chính trị trong nước và quan hệ với Mỹ cũng là một phần nguyên nhân gây nên cuộc chiến này. Người trung Quốc tin rằng Việt Nam liên minh với Liên Xô là đã phản bội lại những giúp đỡ, hỗ trợ của họ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Không những vậy, Đặng Tiểu Bình tin rằng liên minh với phương Tây sẽ chứng tỏ Trung Quốc có giá trị trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô bành trướng và phương Tây sẽ giúp Trung Quốc cải tổ kinh tế.

Cuộc chiến được coi như là một phần trong kế hoạch bành trướng về phía nam của Trung Quốc. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm:

  • Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt – Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.
  • Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam.
  • Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Diễn biến chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

Trước khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra Trung Quốc đã có sự chuẩn bị rất gắt gao về cả mặt trận quân sự và ngoại giao. Không chỉ liên tục thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới.

Bên cạnh đó là tăng cường phòng bị ở dọc biên giới Trung – Xô. Về mặt trận ngoại giao, Trung Quốc liên tục kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, đồng thời nỗ lực củng cố mối quan hệ đồng minh với Mỹ và Nhật.

Sau nhiều lần công kích, phát biểu tố cáo Việt Nam thì vào ngày 15 tháng 2 năm 1979, Đặng Tiểu Bình chính thức tuyên bố Trung Quốc chuẩn bị tấn công biên giới Việt Nam.

Giai đoạn 1

5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng bộ binh Trung Quốc với khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh.

  • Cánh phía đông có Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song:
    – Hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào thị trấn Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh thị xã Lạng Sơn
    – Hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào thị xã Cao Bằng và thị trấn Đông Khê
    – Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái
  • Cánh phía tây có Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính:
    – Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh vào thị xã Lào Cai
    – Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang
    – Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu từ Kim Bình đánh vào Lai Châu.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công. Trung Quốc còn nhanh chóng liên hệ với những người Việt gốc Hoa sống tại Việt nam để lập bẫy ngăn chặn con đường tiếp viện của Việt Nam.

Mặc dù được đánh giá là chiếm ưu thế, tuy nhiên Trung Quốc cũng gặp phải không ít khó khăn với địa hình và chạm trán với hệ thống phòng thủ dọc theo biên giới rất mạnh của Việt Nam, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự tinh nhuệ có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn.

Quân đội Việt Nam kháng cự rất quyết liệt với tinh thần chiến đấu cao đã khiến Trung Quốc buộc phải thay đổi chiến thuật. Sau hai ngày chiến tranh, cả hai bên đều phải chịu những tổn thất rất nặng nề, đến cuối cùng thì quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung – Việt.

Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 ngày chống trả quyết liệt, nhưng do bị bao vây tấn công đáng phủ đầy, chênh lệch về lực lượng và không nhận được quân chi viện, Đồng Đăng thất thủ và để lại thương vong lớn cho cả hai bên.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Sau khi chiếm gọn được nhiều địa phương, ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của Mỹ, xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn.

Sau khi nhận được sự hỗ trợ về cả lực lượng và vũ khí của Liên Xô, quân đội Việt nam bắt đầu kế hoạch phản công khi Trung Quốc muốn tiến đánh Lạng Sơn.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn trong khi giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trung Quốc gần như phải tập hợp hầu hết lực lượng tại những nơi khác để chuẩn bị cho trận chiến lần này.

Đến đây, phía Việt Nam đã bắt đầu có hành động điều động các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.

Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bắc Kinh tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Ngày hôm sau quân Trung Quốc rút về phía bắc sông Kỳ Cùng.

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.

Sau đó phía quân đội Việt Nam để trả đũa cũng đã phản kích đánh vào các thị trấn, thị xã, huyện biên giới của Trung Quốc là Mã Lật Pha, Bằng Tường, Ninh Minh, Hà Khẩu và Đông Hưng. Sau đó rút quân về biên giới để phòng thủ.

Kết quả chiến tranh biên giới phía Bắc

Nhắc đến chiến tranh thì tổn thất là không thể tránh khỏi nhưng đối với Việt Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 79 là một cuộc chiến thảm khốc và để lại cho đất nước ta những nỗi đau không thể chữa lành. Không chỉ dừng lại ở việc thương vong về con người mà những tổn thất to lớn về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến cũng khó mà đong đếm được.

Việt Nam vốn đang là một đất nước chưa phát triển nay còn phải gánh chịu những khó khăn, thiệt hại do chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,…

Không những vậy, cuộc chiến này cũng là sự mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki về Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có động lực mang đến thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.