Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 – bối cảnh, diễn biến và kết quả

Chiến dịch Tây Nguyên là bước đầu tiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1975 của quân ta và đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Dưới đây là những thông tin mà BachkhoaWiki đã tổng hợp được. 

Bối cảnh diễn ra chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra vào thời gian nào?

2 năm sau Hiệp định Paris, quân ta đã có những tiến bộ về mặt quân sự. Tuy Mỹ đã cam kết chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam nhưng tại miền Nam lúc này, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng hòa vẫn không từ bỏ các cuộc chiến đấu vô nghĩa. 

Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 - bối cảnh, diễn biến và kết quả

Trải qua nhiều cuộc chiến nhỏ lẻ, quân ta quyết định sẽ mở ra một cuộc tổng tiến công để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm 1975, quân ta mở cuộc tiến công vào mùa xuân, từ ngày 4/3/1975 đến 3/4/1975.

Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra ở đâu?

Quân ta chọn Nam Tây Nguyên làm nơi mở đầu cho cuộc tổng tiến công. Mục đích của chiến dịch lần này là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Ma Thuột – thị xã có ý nghĩa quân sự lớn. 

Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên là trận chiến của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam của ta và Việt Nam Cộng Hòa theo phe Mỹ. 

Trận đánh nghi binh, thu hút quân địch

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tây Nguyên là một vị trí chiến lược rất quan trọng, nên quân Mỹ đã xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự nhằm phá vỡ các cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương. Nếu giải phóng được các vùng này, quân ta sẽ thực hiện được chiến lược chia cắt và thay đổi thế trận trên chiến trường miền Nam. 

Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 - bối cảnh, diễn biến và kết quả

Ta đã chọn địa điểm nào để đánh nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên?

Để thực hiện nhiệm vụ nghi binh thu hút địch, từ tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 986 nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Chiến dịch hoạt động ở khu vực Bắc Tây Nguyên và Sư đoàn 23 của địch phải chuyển từ Buôn Ma Thuột đến Kon Tum, Pleiku để tiếp tục chiến đấu. 

Diễn biến trận đánh nghi binh

Sau các hoạt động nghi binh thu hút địch lên phía Bắc, ngày 4/3/1975, quân đội ta chính thức nổ phát súng đầu cho Chiến dịch Tây Nguyên:  

  • Ngày 4 tháng 3, bộ đội ta bước vào thời kỳ tác chiến tạo thế, chặt đứt giao thông của địch ở các tuyến đường 19 và 21, cô lập Tây Nguyên với đồng bằng.
  • Ngày 8 tháng 3, Sư đoàn 302 tiêu diệt cứ điểm Cẩm Ga, chia cắt đường số 14 để cô lập 2 phần Nam, Bắc Tây Nguyên và đánh chiếm tỉnh lỵ Thuần Mẫn. 
  • Ngày 9 tháng 3,  Sư đoàn số 10 chính thức bước vào tác chiến, tiêu diệt và đánh chiếm căn cứ Đức Lập, thành công cô lập triệt để Buôn Ma Thuột. 

Trận Buôn Ma Thuột

Thừa thắng xông lên, ngày 10 và ngày 11 tháng 3, quân ta phát động của tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột, mở ra trận đánh then chốt chủ yếu đầu tiên của chiến dịch.  

Chiến dịch Tây Nguyên

Vì sao chọn trận đánh quyết định ở Buôn Ma Thuột?

Sau nhiều nghiên cứu thì Bộ Tổng tư lệnh đã ra quyết định không chọn miền Tây Nam Bộ vì đây là nơi tuy đông dân nhưng lại nhiều sông ngòi, kênh rạch, khó triển khai đội hình chiến lược, khó chia cắt, cô lập. 

Tại Nam Trung Bộ thì địch lại xây dựng hệ thống căn cứ dày đặc và vững chắc, có ưu thế về tác chiến và trang bị đầy đủ các loại vũ khí. Vì vậy ta khó có thể tạo thế đánh bất ngờ.

Còn ở các tỉnh miền Nam như Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa, Vũng Tàu, lực lượng Việt Nam Cộng hòa có nhiều căn cứ vững chắc, giao thông thuận lợi, dễ nhận chi việc. 

Từ những phân tích cặn kẽ trên mà Bộ Tổng tư lệnh ta đã chọn Tây Nguyên – “nóc nhà Đông Dương” để thực hiện cuộc “mở màn đòn chiến lược then chốt”.

Đánh chiếm lại Tây Nguyên, mà cụ thể là đánh một đòn “điểm huyệt” vào Buôn Ma Thuột để phá hủy thế vị trí chiến lược của địch ở Huế, Đà Nẵng tạo ra thời cơ hoàn hảo để quân ta thực hiện giải phóng toàn miền Nam. 

Diễn biến trận Buôn Ma Thuột

Ngày 12 tháng 3, lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa tập trung tại khu vực hậu cứ trung đoàn 53 của Sư đoàn 23 và sân bay Hòa Bình (Phụng Dực)

Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 3, quân ta đã đập tan cuộc phản kích của Sư đoàn 23 trong trận chiến tại Nông Trại – Chư Cúc, mang lại thắng lợi cho trận đấu then chốt thứ hai. 

Sư đoàn 10 và trung đoàn 25 của ta đã tiêu diệt hoàn toàn Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21 tại đường số 21 phía Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, đập tan ý đồ phản kích của địch. 

Cuộc rút quân trên đường số 7

Từ ngày 15 tháng 3, vì sự thất bại nhanh chóng và nặng nề, nhận thấy sự uy hiếm mạnh mẽ của quân ta, quân địch đã bắt đầu rút khỏi Kontum, Pleiku theo đường số 7 để bảo toàn lực lượng cho Quân đoàn 2. 

Từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 3, nhận biết chúng sẽ tập trung về khu vực vùng đồng bằng ven biển Khu 5, Sư đoàn 302 của ta truy đuổi đến cùng, tiêu diệt hầu hết lực lượng quân địch gồm 1 trung đoàn bộ binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 thiết đoàn và các đơn vị khá và giành thắng lợi trong trận chiến then chốt thứ ba, giải phóng khu vực Cheo Reo, Củng Sơn.

Từ 18 đến ngày 24 tháng 3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 tiến vào giải phóng các thị xã Kontum, Pleiku và Gia Nghĩa.

Đến ngày 24/03/1975, Chiến dịch Tây Nguyên đã hoàn toàn giành thắng lợi, tiêu diệt toàn bộ lực lượng của địch, làm tan rã Quân đoàn 2, Quân khu II và giải phóng toàn bộ Tây Nguyên. 

Tiếp đó, quân ta bắt đầu phát triển lan rộng xuống các vùng ven biển miền trung và giải phóng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và kết thúc chiến dịch vào ngày 3 tháng 4 năm 1975. 

Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 - bối cảnh, diễn biến và kết quả

Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên

Kết quả của chiến dịch Tây Nguyên 

Cuối cùng, chiến dịch Tây Nguyên của quân dân ta đã hoàn toàn tiêu diệt và làm tan rã Sư đoàn 23, Lữ đoàn 8, Lữ đoàn thiết giáp 2, Trung đoàn 40, 8 liên đoàn biệt động quân và một số lữ đoàn bảo an. Tổng cộng trong chưa đầy một tháng, quân ta đã tiêu diệt hơn 30 ngàn quân địch, tịch thu và phá hủy 154 máy bay, 1096 xe quân sự và giải phóng toàn bộ khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Bổn, Quảng Đức và thêm một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. 

Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên 

Sự thành công của Chiến dịch Tây Nguyên là thắng lợi ý nghĩa minh chứng cho sự phát triển nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật lập chiến lược, nghi binh lừa địch của Đảng mà cụ thể là sự chỉ đạo của Bộ Tham mưu tối cao là Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.

Đây là đoàn điểm huyệt vào trung tâm chiến lược  Buôn Ma Thuột thể hiện sự sáng suốt của quân dân ta từ việc chọn thời điểm, hướng tiến công cho đến việc giành lấy thời cơ tốt nhất. 

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên mùa xuân năm 1975 đã phá vỡ thế trận về lực lượng và chiến lược thành một tình thế có lợi cho ta. Quân địch thì trở nên suy sụp, tan rã và bị động. Đây là thời cơ cho ta thực hiện các đoàn tấn công trên toàn miền Nam, đem đến thắng lợi hoàn toàn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Đây là một bài học, nột kinh nghiệm cho thế hệ đời sau tiếp thu và phát triển để xây dựng và bảo vệ an ninh quốc gia. 

Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 - bối cảnh, diễn biến và kết quả

Xem thêm:

Trên đây là tất cả những thông tin về Chiến dịch Tây Nguyên, một thời khắc lịch sử huy hoàng của dân tộc ta thời giải phóng Miền Nam. Các bạn đọc hãy theo dõi BachkhoaWiki để biết được thêm nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc nhé.