Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến lược trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 – một mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi vẻ vang, Bắc – Nam sum họp một nhà, đất nước trọn niềm vui. Hãy cùng BachkhoaWiki ôn lại chiến dịch hào hùng này nhé.
Dù chúng ra đang sống ở thời bình, đất nước Việt Nam cũng đã đổi mới, vươn mình lớn mạnh nhưng mùa Xuân đại thắng năm 1975 ấy vẫn luôn sống mãi trong ký ức của mỗi thế hệ người Việt Nam. Sau đây là hoàn cảnh ra đời của chiến dịch lịch sử.
Xuất phát từ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được thành lập với thành phần:
Có hai nhân vật lãnh đạo không phải là quân nhân tham gia là các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt.
Ông Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách công tác phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố, ông Võ Văn Kiệt được giao phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở kinh tế kỹ thuật sau khi quân giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được thành phố.
Các thành viên dự hội nghị đã nhất trí đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên gọi “chiến dịch Hồ Chí Minh” thay cho tên gọi “chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định”. Ngày 14 tháng 4, Bộ chính trị Đảng lao động Việt Nam gửi bức điện số 37/TK, Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn Gia Định: “Đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Chiến dịch quân sự diễn ra trong thời gian ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên ban đầu là Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
Quân đoàn 1 bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên; ngăn chặn Sư đoàn 5 Việt Nam Cộng hòa rút về nội đô và vô hiệu hóa đơn vị này; tấn công đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam Cộng hòa, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh; tổ chức một lực lượng tấn công hợp điểm với các quân đoàn khác tại Dinh Độc Lập.
Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thủy, bộ và đường không nên Quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác.
Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ tiến công trên chính diện rộng 86 km với chiều sâu nhiệm vụ từ 68 đến 70 km.
Nhiệm vụ ban đầu của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, Tổng kho Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, cảng và bến phà Cát Lái, chi khu Đức Trạch, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, quận 9 và quận 4 Sài Gòn.
Tổ chức lực lượng thọc sâu đánh chiếm quận 1 và quận 3, hợp điểm tại Dinh Độc Lập.
Quân đoàn 3 phải tấn công trên một chính diện hẹp từ 7 đến 10 km nhưng có chiều sâu nhiệm vụ lên đến 100 km.
Nhiệm vụ của quân đoàn trong giai đoạn 1 là sử dụng Sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 Việt Nam Cộng hòa tại Gò Dầu, Trảng Bàng, cắt đường 1B, bao vây, chia cắt không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều các đơn vị ở Tây Bắc Sài Gòn lui về Đồng Dù, Củ Chi.
Trong giai đoạn 2, Quân đoàn có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận đưa một bộ phận lực lượng thọc sâu, hợp điểm với các đơn vị khác tại Dinh Độc Lập.
Quân số 245.000 người (bao gồm cả tàn binh từ Quân đoàn I và Quân đoàn II nhập vào), 406 khẩu pháo, 624 xe tăng và xe thiết giáp, hơn 800 máy bay, 852 tàu các loại và xuồng chiến đấu.
Tư lệnh Quân đoàn III: Trung tướng Nguyễn Văn Toàn.
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô: Thiếu tướng Lâm Văn Phát.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long do Quân khu IV – Quân đoàn IV Việt Nam Cộng hòa quản lý vẫn còn nguyên vẹn, có 175.000 quân được biên chế thành 3 sư đoàn bộ binh 7, 9, 21, một Lữ đoàn Bộ binh độc lập, Sư đoàn 4 Không quân, ba Trung đoàn Thiết kỵ, hai Hải đoàn Tuần duyên, ba giang đoàn; được trang bị 493 xe tăng, xe thiết giáp, 366 khẩu pháo, 409 máy bay (trong đó có 118 máy bay chiến đấu), 579 tàu, xuồng chiến đấu các loại.
Các lực lượng này được bố trí trong các cụm đề kháng quanh các thành phố lớn, thị xã, các trục đường giao thông lớn trong đó có hai trọng điểm là Thành phố Cần Thơ và đường số 4.
Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được Đảng ta chia ra làm 5 mũi tiến công.
Cả dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, từ bộ đội Thanh niên xung phong, dân nhân du kích, dân công. Trên khắp cả nước những ngả đường tấp nập, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến.
Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị hãy “táo bạo đánh các điểm theo chốt… khi có thời cơ”. Đầu tháng 4 năm 1975 Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn mở chiến dịch chia cắt địch nhằm bao vây cô lập địch ở Sài Gòn.
Cuộc tiến công do Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 và lực lượng Khu 7 do đồng chí Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Chính uỷ.
Trên tất cả các hướng vào Sài Gòn, quân ta tiếp tục tiến công với tinh thần “tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống đối của chúng”
Ngay chiều 30 tháng 4 hàng trăm đồng bào xin nhận công tác theo yêu cầu của cách mạng, hàng trăm người khác tự động ra đường thu gom vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Chiến dịch lịch sử này đã giành chiến thắng hoàn toàn vào ngày 30/4/1975.
Ðặc biệt, sau khi được tin Sài Gòn đã giải phóng, nhân đà quân địch suy sụp, hầu hết các huyện, tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành giải phóng địa phương mình hết sức mau lẹ.
Trong ngày 30-4, nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh Cần Thơ, Gò Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Sa Ðéc, Long An kết hợp tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương.
Ngày 1-5, các tỉnh còn lại là Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Ðốc, Kiến Tường, Bến Tre hoàn toàn giải phóng. Ở đảo Phú Quốc, các chiến sĩ cách mạng bị địch giam giữ cùng với lực lượng vũ trang nhân dân trên đảo nổi dậy chiếm đảo, giải phóng ngày 30-4.
Tại Cần Thơ, thủ phủ miền Tây, căn cứ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 ngụy, Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn 4 lần lượt đánh chiếm sân bay Trà Nóc, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 4 không quân ngụy.
Sau đó tiến vào khu trung tâm thành phố, đánh chiếm các mục tiêu: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân…
Cùng lúc đó, lực lượng vũ trang địa phương và biệt động thành phối hợp quần chúng cách mạng nổi dậy làm chủ các vị trí quan trọng trong thành phố. Thành phố Cần Thơ được hoàn toàn giải phóng ngày 30-4-1975.
Cùng ngày tại Trà Vinh, từ nhiều hướng LLVT tỉnh tiến vào thị xã, phối hợp lực lượng tại chỗ và nhân dân tước vũ khí, bức hàng các tiểu đoàn bảo an 404, 407, truy bắt ác ôn. Ðến trưa, Trà Vinh đã được hoàn toàn giải phóng.
Tại Vĩnh Long, sáng 30-4, các đơn vị vũ trang của khu và của tỉnh đồng loạt đánh chiếm thị xã theo kế hoạch.
Ðịch ngoan cố dùng pháo bắn ngăn chặn và chiến đấu định tử thủ ở các đồn bốt ven thị xã. Ðến 15 giờ chiều 30-4, lực lượng vũ trang phối hợp lực lượng chính trị quần chúng chiếm sân bay, diệt đồn phòng vệ dân sự, buộc các chi khu đầu hàng. Ðến chiều 30-4, Vĩnh Long được giải phóng.
Tại Sóc Trăng, đêm 29 rạng ngày 30-4, các lực lượng chủ lực và địa phương ta đồng loạt tiến công vào thị xã Sóc Trăng.
Lực lượng vũ trang kết hợp lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm các mục tiêu quan trọng trong thị xã như: cầu An Hòa, chùa Năm Ông, Ty Cảnh sát, dinh Tỉnh trưởng, khu Hoàng Diệu, trại Lý Thường Kiệt, sân bay…
Ðịch chống trả quyết liệt. Tới 14 giờ ngày 30-4, thị xã và toàn tỉnh Sóc Trăng được hoàn toàn giải phóng.
Tại Bạc Liêu, do làm tốt công tác binh vận từ trước, sáng 30-4, cán bộ ta cắm cờ mặt trận lên xe chạy thẳng vào dinh Tỉnh trưởng.
Trên các đường phố quần chúng nhân dân hưởng ứng tập trung trước tòa hành chính buộc đại tá tỉnh trưởng phải tuyên bố giao chính quyền cho cách mạng lúc 11 giờ 30 phút.
Tại Hà Tiên, 17 giờ 30 -4, LLVT kết hợp quần chúng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn thị trấn Hà Tiên và thị trấn Kiên Lương.
Tại Long Xuyên, trưa 30-4, lực lượng chính trị vũ trang binh vận tại chỗ sau khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng đã cùng đông đảo giáo chức và học sinh chiếm trường học, trừng trị ác ôn, rồi chiếm đài truyền tin, kho bạc và trận địa pháo.
Sau đó, Trung đoàn 101 của quân khu cấp tốc hành quân chiếm lĩnh thị xã Long Xuyên, Châu Ðốc và các chi khu Thốt Nốt, Châu Phú, Châu Thành. 8 giờ sáng 1-5, bộ đội ta tiến về giải phóng thị xã Long Xuyên.
Tại Châu Ðốc, sáng 1-5, hai tiểu đoàn của tỉnh và một bộ phận Trung đoàn 101 do khu điều tới, tiến vào thị xã Châu Ðốc, tước khí giới của các đơn vị, các căn cứ còn lại của địch. Thị xã Châu Ðốc được giải phóng hoàn toàn lúc 8 giờ 30 phút ngày 1-5-1975.
Tại Cà Mau, đêm 30-4, ta tập trung lực lượng tiến công thị xã, kết hợp lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm các vị trí quan trọng.
5 giờ sáng 1-5, các mũi tiến công của ta đã vào nội ô thị xã kết hợp phong trào quần chúng nổi dậy giải phóng thị xã lúc 10 giờ ngày 1-5.
Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử của quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc.
Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại, tan rã hoàn toàn âm mưu biến VN thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đưa đất nước trở về một giải, nhân dân Nam – Bắc được đoàn tụ, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ Mặt trận nửa đỏ nửa xanh, ngôi sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ của Dinh độc lập, báo tin chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng.
Tổng thống Dương Văn Minh và nội các Vũ Văn Mẫu đã tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện.
Đây là chiến dịch tiến công chiến lược binh chủng hợp thành có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta.
Chiến dịch được thực hiện trong tình huống hai bên mặt đối mặt, cùng biết rõ ý đồ và lực lượng của nhau, khó tạo nên yếu tố bất ngờ ngay cả trong phạm vi chiến thuật, do đó, là bước phát triển về nghệ thuật chỉ huy.
Ta tiến công trên tất cả các hướng, tạo thành thế hợp vây ngay từ đầu, khiến địch chỉ còn cách chấp nhận tác chiến hoặc đầu hàng.
Trong đột phá chiến dịch ta vừa đánh địch phòng ngự vòng ngoài, vừa dùng các binh đoàn mạnh thọc thẳng vào chiều sâu và đầu não địch, đánh quỵ địch nhanh chóng.
Lần đầu tiên ta sử dụng bộ đội tăng thiết giáp tập trung ở quy mô binh đoàn (lữ đoàn), đảm nhiệm một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là đoàn (lữ đoàn), đảm nhiệm một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là cụm cơ động thọc sâu phát huy được sức đột kích nhanh và tăng cường khả năng tác chiến trong hành tiến.
Về chỉ đạo chiến lược, ta đã kết hợp chiến dịch với tiến công chiến lược trên toàn chiến trường, giành thắng lợi hoàn toàn.
Xem thêm:
Hi vọng với những thông tin của bài viết trên, BachkhoaWiki đã giúp các bạn có thể ôn lại được một trận chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường. Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử chiến đấu của dân tộc Việt Nam, đánh dấu bước chuyển mình đầy quan trọng và mở ra một chương mới cho lịch sử nước nhà. Hãy like, share để lan tỏa thông tin này nhé.