Cháo cúng cô hồn xong làm gì? Vì sao phải sử dụng cháo loãng?

Cháo trắng là một lễ vật không thể thiếu trong các mâm cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch. Vậy tại sao cần phải sử dụng cháo loãng để cúng cô hồn? Cháo cúng cô hồn xong làm gì? Đây là những điều được khá nhiều bạn đọc thắc mắc hiện nay, hãy cùng BachKhoaWiki tìm hiểu đáp án ngay trong bài viết này nhé!

cháo cúng cô hồn xong làm gì

Ý nghĩa của cháo trắng trong mâm cúng cô hồn

Vào tháng 7 âm lịch hằng năm mọi người thường tổ chức lễ cúng cô hồn hay còn gọi là cúng thí thực. Dân gian coi lễ cúng này với mục đích là bố thí, cúng dường cho các vong linh thang thang, vất vưởng ngoài đường, không nhân thân không người thờ kiếng.

Tùy vào từng điều kiện gia đình mà mâm cúng sẽ được bày biện khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo có đủ vàng mã, hoa quả, kẹo bánh, khoai luộc, gạo muối và đặc biệt là cháo trắng.

Ý nghĩa của cháo loãng trong mâm cúng cô hồn

Cháo trắng được xem là một món không thể thiết trong các mâm cúng khi làm lễ cúng cô hồn, nó còn được gọi là cháo chí thực. Theo thuyết nhà Phật, các vong linh bị đày đọa dưới âm phủ phải mang một thực quản nhỏ hẹp, không thể nuốt được các thức ăn thông thường mà chỉ có thể ăn cháo trắng.

Trong lễ cúng này, các gia chủ sẽ thường vẩy cháo, rắc muối, gạo ra đường để bố thí thức ăn nhằm tứ tác các cô hồn. Ngay sau khi cúng xong, sẽ đốt vàng mã ngay để các cô hồn nhận và đi ngay, không lẩn quẩn quấy rối gia chủ.

Cách chuẩn bị cháo cúng cô hồn

Bạn đừng nghĩ cháo trắng loãng cúng xong sẽ đổ ra sân nên muốn nấu sao cũng được. Dù là bạn làm gì thì cũng nên cẩn thận, trau chuốt. Nếu mình nấu mà người âm họ không dùng được thì là vừa phí công sức của mình lại vừa không giúp được gì cho các cô hồn đang đói khát. Còn chưa nói đến việc làm việc tốt mà không có tâm, không làm đến nơi đến chốn thì cũng giống như mình tự tạo nghiệp cho bản thân mình.

Vậy nên, khi nấu cháo trắng cúng chúng sinh bạn cũng cần phải cẩn thận nêm nếm gia vị vừa miệng, dễ ăn. Để nấu được 12 chén cháo ngon cho mâm cúng, bạn cần chuẩn bị một vài nguyên liệu sau:

  • Gạo
  • Nước
  • Các gia vị nêm nếm

Sau khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu trên, bạn tiến hành các bước nấu chi tiết như sau:

Vo gạo thật sạch rồi cho  vào nồi, đặt lên bếp rang đến khi nào hạt gạo từ màu trắng sữa chuyển sang màu trắng đục thì tắt bếp.

Cho nước vào nồi vào đun nấu đến khi nước sôi sủi bọt thì cho lượng gạo vừa rang vào theo tỷ lệ 3 phần nước 1 phần gạo và tiếp tục nấu đến khi cháo nhừ. Bạn cũng có thể cho thêm một chút phèn chua vào để cháo nấu được nhanh nhừ hơn.

Khi cháo đã nhừ, nêm nếm gia vị đến khi vừa miệng thì tắt bếp. Trong thời gian nấu nên để nhỏ lửa, đứng canh để cháo không bị sôi trào ra ngoài khi nấu.

Cháo cúng cô hồn xong làm gì? Cách chuẩn bị?

Cháo cúng cô hồn xong làm gì?

Theo ông Hà Thanh của Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người, các món ăn, vật phẩm của mâm cúng cô hồn và đồ cúng chúng sinh khi cúng sẽ để ở ngoài trời lâu, chờ đến khi nhang tàn hết mới dọn vào nên dễ bị nguội lạnh. Bên cạnh đó, mâm cúng cô hồn thường được đặt ở vị trí thấp, dưới sân nhà, nền đất nên rất dễ bị bụi bặm, ruồi bọ bám vào và không còn sạch sẽ nên đa số mọi người đều sợ bẩn không dám ăn.

Vậy cháo cúng cô hồn xong làm gì? Cháo cúng cô hồn có ăn được không? Đương nhiên là ăn được, tuy nhiên chúng ta vẫn nên hạn chế ăn nó. Bạn có thể đem cháo đổ xuống ao hồ để cá ăn, hoặc cho các gia đình có chăn nuôi gà lợn để làm thức ăn cho chúng.

Ngoài ra, các vật phẩm khác như bánh kẹo, khoai luộc, trái cây thì chúng ta vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên với các gia chủ không dùng đến thì có thể gói lại đem cho mọi người xung quanh để tránh lãng phí và mang tội.

Ở một vài địa phương sẽ không cho đem đồ cúng vào nhà mà thay vào đó là tục giựt cô hồn. Người sống sẽ giành giật với nhau các mâm cúng, gia chủ sẽ quăng tiền cùng với bánh kẹo cho họ. Người xưa quan niệm rằng số người đến giành giật càng nhiều thì tức là các cô hồn đã bị họ mua chuộc không đến quấy phá gia chủ.

Nếu trường hợp không có ai đến giành giật thì đồ cúng sẽ được cho vào túi và mang phân phát cho những trẻ em, người nghèo hoặc là những người ăn xin.

Cháo cúng cô hồn xong làm gì?

Một vài lưu ý khi cúng cô hồn

Ông bà ta thường có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, khi làm lễ cúng cô hồn mọi người cần lưu ý một vài điều sau được các cụ truyền lại để tránh xảy ra những chuyện không hay như:

  • Mâm cúng cô hồn là mâm đồ chay, cúng chay để các vong linh bớt sân si, hận thù. Đồ ăn mặn sẽ làm khơi dậy tham vọng, luyến tiếc dương thế không muốn rời đi và khó lòng siêu thoát được.
  • Gia chủ nên dặn trẻ nhỏ không được chạy nhảy, chơi đùa quanh khu vực cúng, tránh làm ngã bể ảnh hưởng mâm cúng, đồng thời cũng là tránh các trường hợp trẻ nhỏ yếu vía sẽ bị các cô hồn trêu chọc, quấy phá.
  • Trong quá trình cúng cô hồn, phụ nữ có thai, người già cũng không nên có mặt tại đó.
  • Đối với người cúng, sau khi cúng xong thì đứng né qua một bên, không nên đứng trước lối ra vào làm cản đường ma quỷ vào hưởng đồ cúng.

Câu hỏi thường gặp khi cúng cô hồn

các câu hỏi thường gặp khi cúng cô hồn

Cúng cô hồn mấy chén cháo?

Thông thường tại các đình đền, chùa thì người ta thường sẽ múc cháo ra các chén nhỏ và để khắp mâm cúng, và một nồi cháo to để nguyên. Tuy nhiên, với các mâm cúng tại gia đình thì người ta thường múc cháo ra 12 chén nhỏ, phần cháo còn lại sẽ để trong nồi hoặc múc ra bát to và để dưới ở dưới mâm cúng.

Sau khi cúng cô hồn xong thì làm gì?

Sau khi thực hiện nghi lễ cúng cô hồn, các gia đình tiến hành rải gạo, muối ra sân và đốt vàng mã. Mâm cúng cô hồn nếu không có người tới giành giật thì cho vào bì và đem phát cho những người vô gia cư, trẻ em tránh gây lãng phí.

Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước?

Rải muối gạo là việc làm để cầu mong sự may mắn và sức khỏe đến với các thành viên trong gia đình, thể hiện lòng biết ơn với những thế hệ trước. Ngoài ra, rải muối gạo là hành động bố thí cho những vong linh vất vưởng không ai thờ cúng. Khi rải gạo muối sẽ không tách riêng mà trộn chung 2 thứ lại với nhau sau đó tiến hành rải ra ngoài sân, ngoài đường.

Cúng cô hồn ngoài sân hay trong nhà?

Nên đặt lễ cúng cô hồn ở ngoài trời hoặc hành lang, trước cửa nhà hoặc nơi buôn bán, tuyệt đối không không để mâm cúng ở trong nhà.

>>> Xem thêm: Tháng cô hồn và 30 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn bạn cần biết

Trên đây là những thông tin về cúng cô hồn mà bạn cần biết để có được mâm cúng đúng cách, cũng như biết được cháo cúng cô hồn xong làm gì để không bị mang tội. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp gia chủ có thể yên tâm hơn trong lễ cúng cô hồn để xua đi những điều xui xẻo trong gia đình của mình nhé!