Câu ghép là gì? Toàn bộ thông tin về câu ghép mà bạn không thể bỏ qua

Câu ghép là một điểm ngữ pháp khá quan trọng và được sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt. Vậy Câu ghép là gì? Theo chân BachkhoaWiki đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Câu ghép là gì?

Định nghĩa câu ghép

Câu ghép là câu được ghép lại từ hai hay nhiều vế trở lên, mỗi một vế câu sẽ có đầy đủ một cụm chủ ngữ – vị ngữ như một câu bình thường.

Câu ghép thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa các ý với nhau, thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong cùng một đoạn hay một bài văn.

Câu ghép là gì

Ví dụ về câu ghép

Để hiểu hơn cấu trúc câu ghép, chúng ta xét ví dụ sau đây.

Trời càng tối, không gian càng trở nên tĩnh mịch.
Chủ ngữ Vị ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

Câu ghép trong tiếng Anh là gì?

Không chỉ được sử dụng trong văn học Việt Nam, câu ghép còn rất phổ biến trong tiếng Anh.

Câu ghép trong tiếng Anh được gọi là compound sentences. Là hình thức ghép nối trong câu, câu ghép trong tiếng Anh cũng có 2 mệnh đề chính.

Các mệnh đề này được nối với nhau thông qua các liên từ như: so, but, or, and… Tuy nhiên phải có dấu phẩy hoặc chấm phẩy giữa các liên từ đó để câu trở nên hoàn chỉnh.

Ví dụ: I get up late, so I came to school late. – Tôi thức dậy muộn, vì vậy tôi đã đến trường muộn.

Câu ghép là gì? Toàn bộ thông tin về câu ghép mà bạn không thể bỏ qua

Công dụng của câu ghép là gì?

Câu ghép giúp câu văn của chúng ta đầy đủ ý nghĩa và mạch lạc hơn, trọn vẹn về ý nghĩa của câu văn muốn diễn đạt.

Trong quá trình truyền đạt ngôn ngữ đôi khi sẽ có những ý dài mà chúng ta muốn gửi gắm.

Nếu như cứ mãi dùng những câu đơn sẽ khiến cho nội dung của vấn đề trở nên dàn trải, thiếu sự cô đọng và kém phần tinh tế.

Sử dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn các vấn đề nhanh chóng, đặc biệt là những vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa.

Câu ghép là gì? Toàn bộ thông tin về câu ghép mà bạn không thể bỏ qua

Câu ghép có mấy loại?

Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là những câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, phụ thuộc vào nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Mệnh đề chính phụ thường được nối với nhau dựa vào quan hệ từ hoặc là từ nối.

Mệnh đề chính phụ thường bao hàm các ý nghĩa chính như chỉ nguyên nhân, kết quả, mục đích, điều kiện,…

Ví dụ:

  • Vì Quân học hành chăm chỉ nên cậu ấy đã đỗ đại học.

=> Cấu trúc: từ nối-mệnh đề-từ nối-mệnh đề.

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là loại câu ghép bao gồm 2 vế có quan hệ ngang hàng nhau, không phụ thuộc vào nhau.

Câu ghép đẳng lập thường được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập do chúng có mối quan hệ ít đồng nhất với nhau.

Ví dụ: Hưng nấu cơm hoặc Lan nấu.

Câu ghép là gì? Toàn bộ thông tin về câu ghép mà bạn không thể bỏ qua

Câu ghép hô ứng

Câu ghép hô ứng hay câu ghép qua lại, là loại câu ghép mà giữa hai vế luôn tồn tại kiểu quan hệ hô ứng.

Mối quan hệ giữa những vế của câu này vô cùng chặt chẽ và không thể tách rời thành những câu đơn được.

Để các vế của câu ghép hô ứng được kết nối, hòa hợp với nhau người ta có thể sử dụng:

  • Các phụ từ như chưa…đã, mới…đã, vừa…vừa, càng…càng, …
  • Các cặp đại từ như nào… nấy, bao nhiêu…bấy nhiêu. …

Câu ghép chuỗi

Câu ghép chuỗi là những câu ghép có từ hai hay nhiều vế vế trở lên. Các vế trong loại câu ghép này có quan hệ chuỗi hay hiểu theo cách khác là kiểu liệt kê.

Chính vì thế mà kiểu câu ghép này được người ta gọi là câu ghép chuỗi.

Giữa các vế câu ghép chuỗi được ngăn cách với nhau bằng các nhiều loại dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy hay dấu hai chấm.

Và đặc biệt chúng chỉ liên kết với nhau bằng các dấu chứ không sử dụng các từ nối liên kết.

Ví dụ: Trời quang, mây tạnh

Câu ghép hỗn hợp

Câu ghép hỗn hợp là những câu ghép được hình thành vời câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập.

Ví dụ:

  • Anh ấy đi du học ở nước, mọi người đều rất vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển bản thân mình.

Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

Nguyên nhân – kết quả

Câu ghép chỉ ra quan hệ nguyên nhân – kết quả thường sử dụng với các cặp quan hệ từ như “bởi vì…cho nên”, “do…nên”, “vì…nên”, …

Ví dụ:

  • Bởi vì Mạnh trốn học nên cô giáo đã gọi điện thoại cho phụ huynh.
  • Do thời tiết xấu nên chúng tôi hoãn chuyển du lịch.
  • Vì Linh luyện tập chăm chỉ nên cô ấy mới thành công.

Điều kiện – kết quả

Câu ghép nêu ra mối quan hệ điều kiện, kết quả thường diễn tả một hành động, sự việc chỉ có thể xảy ra khi đã có một hành động hay sự việc khác xảy ra.

Một số cụm từ nối được dùng trong câu ghép điều kiện-kết quả như “nếu…thì”, “hễ…giá”, “hễ như….thì”.

Ví dụ:

  • Nếu cô ấy đến thì anh ấy sẽ rời đi.
  • Nếu trời mưa to thì chúng tôi sẽ được nghỉ học

Tương phản

Câu ghép quan hệ tương phản có hai mệnh đề diễn tả hai ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Câu ghép này thường được sử dụng các mệnh đề quan hệ như “tuy…nhưng”. “mặc dù…nhưng”.

Ví dụ:

  • Tuy bị đau chân nhưng cô ấy vẫn hoàn thành tốt bài thi của mình.
  • Mặc dù rất mệt nhưng cô ấy tham gia đúng giờ.
  • Tuy đã rất cố gắng nhưng cô ấy vẫn không qua được bài thi.

Tăng tiến

Trong câu ghép có mối quan hệ tăng tiến chúng ta sẽ thường nhận thấy thông qua các vế câu có các cặp quan hệ từ như “không những….mà còn”, “không chỉ…mà còn”,..

Ví dụ:

  • Linh không chỉ hát hay mà cô ấy còn chơi thể thao rất giỏi.
  • Không những em gái tôi biết nấu ăn mà nó còn biết cách bày trí nhà cửa.

Mục đích

Quan hệ mục đích giữa các vế trong câu ghép thường được thể hiện qua các quan hệ từ “để, thì…”.

Ví dụ:

  • Chúng tôi mua rất nhiều thực phẩm để chuẩn bị cho buổi picnic sắp tới.
  • Để có thể lọt vào vòng chung kết thì chúng tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Phân biệt câu đơn, câu phức và câu ghép

Câu đơn là gì?

Câu đơn là câu chỉ có duy nhất một mệnh đề bao gồm hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ:

  • Tôi thích xem phim Hàn Quốc.
  • Tôi thích đá bóng
  • Tôi thích chơi đàn

Câu phức là gì

Câu phức là loại câu có từ hai cụm chủ- vị ngữ trở lên, trong đó có một cụm chủ-vị là nòng cốt chính, còn các cụm còn lại sẽ bổ sung ý nghĩa cho cụm chủ-vị nòng cốt trước đó.

Ví dụ: Ngày mai anh ấy phải làm những việc sau: lên kế hoạch cho dự án, gặp gỡ khách hàng, báo cáo lại với quản lý.

Cách đặt câu ghép

  • Đặt câu ghép theo mô hình C – V từ nối C – V hoặc từ nối, C – V – từ nối – C – V.

Ví dụ:

  1. Chỉ cần bạn nỗ lực, chắc chắn bạn sẽ tiến bộ.
  2. Nếu bạn không học hành chăm chỉ thì bạn sẽ trượt môn
  • Đặt câu ghép theo các cặp từ mang nghĩa liên kết.

Ví dụ: Mặc dù trời quang, nhưng họ vẫn mang ô.

Bài tập về câu ghép

Bài tập 1: Đặt câu sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1. Nếu…………..thì……

2. Vì……..nên………..

3. Mặc dù…………nhưng…….

4. Không những………mà còn……….

5. Tuy……..nhưng………

Đáp án:

1. Nếu tôi dậy muộn thì tôi sẽ bị trễ xe bus.

2. Mặc dù Linh còn nhỏ tuổi nhưng cô ấy rất thông minh.

3. Vì Nam lười biếng nên anh đã bị cô giáo trách phạt.

4. Không những tôi phải làm bài tập mà tôi còn phải nấu ăn.

5. Tuy bố mẹ không đồng tình nhưng tôi vẫn quyết định học nhảy.

Xem thêm

Toàn bộ thông tin về câu ghép là gì đã được BachkhoaWiki cập nhật đầy đủ trên đây. Nếu bạn đọc thấy hay và hữu ích đừng quên like và share để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.

Tags: văn học