Benchmark là gì? Tìm hiểu benchmark để trở thành nhà đầu tư thành công trong năm 2022 sắp tới

Benchmark là một thước đo hiệu quả các công ty, doanh nghiệp để tìm ra loại chứng khoán, các quỹ tương hỗ (mutual funds),… tiềm năng. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu Benchmark là gì? để có thể đầu tư một cách hiệu quả hơn nhé. 

Benchmark là gì?

Theo từ điển Cambridge, benchmark được định nghĩa là: “Một mức độ dùng để làm tiêu chuẩn so sánh với những thứ khác” (tạm dịch).

Trong tiếng Việt, benchmark được gọi là “điểm chuẩn”. 

Trong kinh tế, benchmark là gì? 

Benchmark, hay điểm chuẩn là những thông số được tạo ra dùng làm tiêu chuẩn để so sánh. 

Ví dụ: Khi một sản phẩm được tạo ra, doanh nghiệp có thể so sánh giá bán (price) với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp cạnh tranh để có thể đưa ra các giá bán mang lại lợi nhuận tối đa. 

Benchmark là gì?

CPU benchmark là gì? 

Ngoài ra, chúng ta còn biết về một loại benchmark khác là CPU benchmark. Vậy CPU benchmark là gì? Đây là kết quả của những bài kiểm tra được tạo ra để tìm ra hiệu suất tối đa của một thiết bị máy tính. Bằng việc sử dụng cùng một cách thức và hệ thống đo lường, các thiết bị sẽ được kiểm tra và so sánh với nhau.  

Benchmark là gì?

Vai trò của benchmark là gì?

Benchmark có ích cho nhiều đối tượng, từ cá nhân đến các doanh nghiệp. 

Trong mức độ cá nhân, benchmark có nhiều lợi thế dễ nhận biết: 

  • Có hiểu biết về benchmark sẽ giúp cho các nhà đầu tư định vị được các quỹ đầu tư thích hợp và cũng giúp cho việc làm rõ các mục tiêu và nguyện vọng đầu tư của họ.
  • Khi tìm ra một loại cổ phiếu tiềm năng, điều các nhà đầu tư cần làm là tìm ra chỉ số rủi ro của loại cổ phiếu đó, và các điểm chuẩn cũng có vai trò phản ánh mức độ rủi ro mà nhà đầu tư đó phải sẵn sàng chấp nhận. 

Benchmark là gì?

Trong mức độ doanh nghiệp, các điểm chuẩn cũng mang lại nhiều ích lợi: 

  • Số lượng các điểm chuẩn luôn được mở rộng từ những sự đổi mới sản phẩm. Điểm chuẩn thường được sử dụng làm yếu tố chủ yếu để quản lý danh mục đầu tư.
  • Benchmark giúp các doanh nghiệp phân tích hiệu suất và các cơ hội cải tiến của doanh nghiệp ta và đối thủ và dễ dàng tạo ra các lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận. 
  • Điểm chuẩn giúp cho doanh nghiệp nhìn thấy các lỗ hổng để sửa đổi và cải thiện, làm cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. 
  • Benchmark giúp cho các nhân viên có cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp để có thể dễ dàng hòa nhập và làm việc hiệu quả. 

Benchmark là gì?

Các cấp độ áp dụng benchmark

Benchmark có 3 mức độ áp dụng: 

  1. Cấp độ hoạt động: áp dụng cho các đơn vị con, từng chi nhánh riêng lẻ, chi nhánh con của một doanh nghiệp
  2. Cấp độ chức năng: sử dụng cho toàn bộ doanh nghiệp, công ty, có ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận bên trong tổ chức.
  3. Cấp độ chiến lược: ở mức độ hệ thống, lên các kế hoạch, chiến lược cho cả doanh nghiệp.

Sự khác nhau của KPIs và Benchmark là gì? 

Điểm chuẩn và KPIs có nhiều sự tương đồng gây nhầm lẫn. Chúng ta phải làm sao để phần biệt cả hai? 

Bất kể một KPI nào được đặt ra thì cần phải được chỉ ra các mức độ hiệu suất và được yêu cầu các mục tiêu hoặc các ngưỡng cần phải đạt được để chỉ ra công việc có đang đi đúng hướng hay không.

Đó là khi xuất hiện điểm chuẩn vì nó có thể chỉ ra và giúp ta thiết lập các mục tiêu phù hợp và các ngưỡng hiệu suất. 

Cả hai chỉ số này đều cho phép doanh nghiệp xác định những lĩnh vực mà công ty vượt trội cũng như những lĩnh vực cần cải thiện.

Tuy nhiên, để được hưởng lợi từ việc sử dụng KPI và Điểm chuẩn, một công ty cần phải sẵn sàng đặt ra các mục tiêu, thực hiện và tuân thủ các thay đổi. 

Hãy nhớ rằng, điều quan trọng đối với sự phát triển và thành công của công ty là những mục tiêu đó được đặt ra dựa trên lịch sử nội bộ cũng như tiêu chí tiêu chuẩn của ngành.

FAQs về benchmark

Trong marketing, benchmark là gì?

Benchmarking là một phương pháp đánh giá và so sánh các sản phẩm của doanh nghiệp với những sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. 

Điểm chuẩn cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn, có giá trị cho những người đưa ra quyết định trong một công ty. Các marketer có thể sử dụng phân tích cạnh tranh này để phân loại các offer của họ.

Benchmark là gì?

Có 4 loại benchmarking trong marketing: 

  1. Internal Benchmarking – Benchmarking nội bộ: so sánh sản phẩm mới với sản phẩm cũ hơn 
  2. External Benchmarking/Competitive Benchmarking – Benchmarking cạnh tranh: so sánh sản phẩm của ta với sản phẩm cùng loại của đổi thủ 
  3. Functional Benchmarking – Benchmarking chuyên sâu: so sánh sản phẩm dựa trên các yếu tố chuyên sâu
  4. Generic Benchmarking – Benmarking phổ thông: so sánh sản phẩm dựa trên các yếu tố phổ thông

Facilities benchmarking là gì?

Facilities benchmarking hay Facility Management Benchmarking là một cách đơn giản và phải chăng để đo lường hiệu quả công việc cũng như xác định cơ hội cải thiện. Nó đòi hỏi bạn phải có số data đáng tin cậy về cơ sở vật chất và hoạt động của bạn, cũng như sẵn sàng tin tưởng vào số data đó. 

Việc tìm ra các điểm chuẩn facility giúp cho chúng ta: 

  • Đánh giá và ghi lại các mức hiệu suất
  • Xác định các cơ hội cải tiến
  • Truyền đạt các cấp hiệu suất và cơ hội
  • Dự báo nhu cầu trong tương lai

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Benchmark là gì?”. Nếu cảm thấy hữu ích thì các bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi BachkhoaWiki để có thể biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và mới nhất nhé.