B2C là gì? Kinh nghiệm sử dụng B2C hiệu quả trong kinh doanh mà bạn cần hiểu rõ

Hiện nay, những kinh nghiệm bán hàng, marketing đang dần được phát triển hơn nhờ vào những tiên tiến hiện đại của công nghệ. Các thuật ngữ trở thành “kim chỉ nam” chỉ dẫn cho các nhà kinh doanh. Vậy B2C là gì? Theo chân BachkhoaWiki để được giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

b2c là gì

B2C là gì?

Định nghĩa B2C là gì?

Thuật ngữ B2C là từ viết tắt của Business To Consumer theo tên gọi bằng tiếng anh.

Theo nghĩa tiếng việt được dịch ra thì đây là thuật ngữ có nghĩa là doanh nghiệp với khách hàng.

B2C được hiểu đơn giản là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp (cung) và khách hàng (cầu/ tiêu thụ) trong kinh doanh. 

Đây là mô hình giao dịch trực tiếp giữa người bán và người mua mà không phải qua bất kì một trung gian nào cả. 

Nhưng hiện nay hầu hết doanh nghiệp thường sử dụng B2C đều sử dụng quy trình bán hàng tiếp cận trực tuyến do tính chất thuận lợi và tăng khả năng tiếp cận của người bán.

Đối tượng khách hàng tiềm năng của mô hình B2C là các cá nhân mua hàng. 

Có 2 loại B2C: B2C truyền thống hay B2C hiện đại

B2c là gì

  • B2C truyền thống yêu cầu người tiêu dùng sẽ đến các trung tâm thương mại, cửa hàng, showroom để mua sắm trực tiếp. 
  • Còn B2C hiện đại thì chỉ cần thông qua mạng lưới Internet thì cả người bán và người mua có thể tiến hành giao dịch dễ dàng và thuận tiện. Không cần phải gặp mặt trực tiếp, ngay cả khâu thanh toán cũng vậy.  

Ví dụ về mô hình B2C ở Việt Nam

  • Mô hình trực tuyến qua trung gian: Lazada, Shopee, Ebay, Tiki,….
  • Mô hình dựa trên quảng cáo: HuffPost,…
  • Mô hình dựa trên việc tính phí: Netflix, Spotify, Voiz FM,..

Lợi ích của doanh nghiệp B2C là gì?

b2c là gì

B2C đem lại lợi ích cho cả người sử dụng và người tiêu dùng.

Hiện nay, mô hình B2C đem lại lợi ích nhiều nhất cho ngành thương mại điện tử.

Doanh nghiệp sẽ thu lại cho mình những lợi ích “siêu hời” từ mô hình này như: 

Chăm sóc khách hàng chu đáo: khách hàng sẽ được chăm sóc tận tình nhất để có thể thỏa mãn được nhu cầu mua sắm, hiểu được nhu cầu khách hàng để có thể cải thiện tốt nhất. 

Tăng trưởng doanh số nhanh: với sự phát triển của khoa học, công nghệ cao, mô hình B2C đem đến cho doanh nghiệp những doanh thu vượt trội.

Chi phí thấp: Hoạt động trên nền tảng online chủ yếu sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí khi chi trả cho mặt bằng, nhân sự,.. 

Quản trị khoa học dễ dàng: Tất cả hoạt động trên những thiết bị điện tử thông minh có những lập trình sẵn sàng. Được lưu trữ và bảo mật cao giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc kiểm soát tiến trình mua bán. 

Mở rộng thêm nhiều phạm vi tiếp thị: Mô hình B2C được sử dụng có thể tiếp cận thêm được nhiều khách hàng tiềm năng trên nền tảng online rộng lớn.

Chu kì bán hàng ngắn: Khách hàng mất ít thời gian hơn để mua hàng bởi lẽ họ có thể mua từ bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Có thể tăng hiệu quả đơn hàng 24/7, các cửa hàng trực tuyến có cơ hội nhận đơn cả ngày.

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C phổ biến hiện nay

b2c là gì

Có nhiều loại mô hình kinh doanh B2C được ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh phù hợp đối với doanh nghiệp. Một số mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay như: 

  • Người bán hàng trực tiếp: Người tiêu dùng sẽ trực tiếp mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ, bách hóa, siêu thị,…
  • Trung gian trực tuyến: Đây là mô hình có sự kết nối là đối tượng giữa người bán mà người tiêu dùng.
  • Mô hình B2C dựa trên quảng cáo: Sử dụng các nội dung miễn phí, khuyến khích người tiêu dùng truy cập vào trang web. Số lượng khách hàng truy cập vào trang web sử dụng để bán hàng, quảng cáo…
  • Mô hình B2C dựa trên cộng đồng: Nền tảng mạng xã hội như Facebook, instagram, zalo sẽ được sử dụng để tạo ra cộng đồng cho phép người bán lẻ, tiếp thị trực tiếp đến khách hàng.
  • Mô hình B2C dựa trên phí: Các nền tảng website người tiêu dùng truy cập vào sẽ được thu phí khách hàng để phục vụ cho việc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ trên website đó. Sẽ phải trả phí nếu muốn sử dụng những tiện ích dịch vụ cao hơn. Bên cạnh đó cũng có một phần được miễn phí nhưng sẽ bị hạn chế.

Xem thêm: Ecommerce là gì

Phân biệt B2B, B2C và C2C

C2C là gì?

b2c là gì

C2C được xem là mô hình xu hướng và được ưa chuộng nhất hiện nay.

Mô hình C2C là tên viết tắt của Consumer to Consumer. Đây là hình thức kinh doanh giữa cá thể với cá thể

Người mua và người bán là các cá nhân sử dụng nhiều cách khác nhau trên Internet chứ không phải doanh nghiệp.

Giao dịch giữa hai bên mua và bán được tiến hành trực tuyến thông qua một bên thứ ba là các nền tảng của sàn thương mại điện tử hay web đấu giá trung gian.

B2B là gì?

b2c là gì

Mô hình kinh doanh B2B là từ viết tắt của cụm từ Business to Business

Hình thức kinh doanh, mua bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Thông thường là mô hình kinh doanh thương mại điện tử và các giao dịch diễn ra chủ yếu trên online.

Một số giao dịch phức tạp hơn cũng có thể diễn ra bên ngoài thực tế, từ lập hợp đồng đến báo giá.

Đây là loại hình kinh doanh được xem là “hợp cạ” nhất đối với các doanh nghiệp trong việc thương lượng đôi bên.

Các doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng hiệu quả khi hợp tác cùng nhau.

Điểm khác biệt giữa B2C, C2C và B2B là gì?  

b2c là gì

B2C C2C B2B
Định nghĩa Business To Consumer Consumer To Consumer Business To Business

 

Hình thức kinh doanh Kinh doanh trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng Cá nhân tự trao đổi với nhau qua trung gian thứ ba  Doanh nghiệp với doanh nghiệp 
Đối tượng tiếp cận Cá nhân Cá nhân  Doanh nghiệp
Tiếp cận khách hàng Data dữ liệu lớn, có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn Qua trung gian thứ ba nên doanh nghiệp khó tiếp cận được với khách hàng
Khách hàng tiềm năng nhiều nên có lợi cho cả đôi bên 
Yêu cầu kỹ năng cao trong thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm
Quy trình bán hàng Đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Đơn giản, nhanh chóng  Phức tạp và mất nhiều thời gian hơn
Giá trị đơn hàng Nhỏ hơn  Nhỏ hơn Lớn hơn
Quyết định mua hàng Nhanh, cảm tính Nhanh chóng, tiện lợi Suy nghĩ lựa chọn, đắn đo và cân nhắc

Xem thêm:

Bài viết trên là những thông tin hữu ích liên quan đến B2C là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin cho bạn đọc. Hãy like, share, comment để ủng hộ BachkhoaWiki trong những bài viết có nội dung chất lượng hơn nữa nhé!